Bầu ra trưởng thôn có bắt buộc là Đảng viên không là thắc mắc của rất nhiều người. Cùng Văn phòng Công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu câu trả lời tại bài viết dưới đây nhé.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách đọc thông tin trên sổ hồng tránh nhầm lẫn
1. Trưởng thôn có bắt buộc là Đảng viên không?
Tiêu chuẩn để được bầu hoặc tự ứng cử Trưởng thôn nêu tại Điều 11 Thông tư số 04/2012/TT-BNV không đề cập đến vấn đề Trưởng thôn có bắt buộc là Đảng viên không. Bởi vậy, có thể khẳng định, việc có là Đảng viên hay không không phải là tiêu chuẩn bắt buộc với Trưởng thôn.
Trưởng thôn chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
– Về nơi cư trú: Trưởng thôn phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn đó. Nếu đó là tổ dân phố thì Tổ trưởng tổ dân phố cũng phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên tại tổ dân phố đó.
– Về độ tuổi quy định: Trưởng thôn phải là người có độ tuổi đủ 21 tuổi trở lên, có sức khoẻ tốt để đảm nhiệm được đầy đủ các nhiệm vụ của Trưởng thôn trong suốt nhiệm kỳ của mình.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn quy trình chi tiết cách làm thủ tục công chứng thừa kế
– Về tinh thần làm việc: Điều 11 Thông tư này yêu cầu Trưởng thôn phải là người nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt.
– Về uy tín: Trưởng thôn phải là người được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình của Trưởng thôn phải gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định khác của địa phương.
– Về trình độ văn hoá: Trưởng thôn phải là người có kiến thức văn hoá, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.
Do đó, có thể thấy, luật không quy định về việc Trưởng thôn có bắt buộc là Đảng viên hay không. Đây có thể là tiêu chí ưu tiên bầu ra Trưởng thôn khi cùng lúc có nhiều ứng cử viên.
2. Quy trình bầu ra Trưởng thôn thực hiện như thế nào?
>>> Xem thêm: Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cần những hồ sơ quan trọng nào?
Để được bầu làm Trưởng thôn, ngoài đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn thì còn phải thực hiện theo quy trình bầu nêu tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 14/2018/TT-BNV như sau:
Bước 1: Ban Công tác Mặt trận thôn đề cử danh sách ứng cử viên Trưởng thôn sau khi đã thống nhất với Chi uỷ Chi bộ.
Bước 2: Tổ chức Hội nghị bầu Trưởng thôn. Tại Hội nghị này, cư tri tại thôn có thể tự ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử.
Hội nghị này được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn tham gia. Việc bầu cử Trưởng thôn thực hiện theo trình tự sau:
– Tổ trưởng tổ bầu cử đọc quyết định công bố ngày tổ chức bầu cử, quyết định thành lập và nhiệm vụ, quyền hạn của tổ bầu cử, quyết định thành phần cử tri tham gia bầu cử.
>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất và những giấy tờ cần thiết để công chứng
– Trưởng thôn đương nhiệm báo cáo kết quả công tác nhiệm kỳ vừa qua trước hội nghị cử tri và hội nghị này thảo luận về công tác nhiệm kỳ vừa qua.
– Nêu tiêu chuẩn của Trưởng thôn và giới thiệu danh sách người ứng cử Trưởng thôn do Ban công tác Mặt trận thôn đề cử. Ngoài ra, cử tri cũng có thể tự ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử.
– Thảo luận, cho ý kiến về người ứng cử và ấn định danh sách người ứng cử để biểu quyết. Hình thức biểu quyết là giơ tay hoặc bỏ phiếu kín (do hội nghị quyết định) và khi có trên 50% cử tri tham dự tán thành thì sẽ có giá trị.
Sau khi hội nghị có kết quả bầu cử, Tổ bầu cử phải lập biên bản kiểm phiếu và báo cáo Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
(quy định chi tiết tại Điều 8 Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN)
Bước 3: Căn cứ kết quả đã bầu cử tại Hội nghị bầu Trưởng thôn, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận Trưởng thôn.
Trên đây là nội dung về: Trưởng thôn có bắt buộc là Đảng viên không? Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Xem thêm từ khoá tìm kiếm:
>>> Người lao động bị tạm giam có bị chấm dứt hợp đồng lao động?
>>> Chứng thực chữ ký là gì? Thủ tục chứng thực chữ ký cần những giấy tờ gì?
>>> Phí công chứng hợp đồng thuê nhà theo khung giá mới nhất
>>> Dịch vụ công chứng ngoài giờ hành chính đảm bảo uy tín khu vực Hà Nội
>>> Công chứng giấy ủy quyền cần những hồ sơ quan trọng nào?
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch