Bạo lực học đường đã xảy ra từ nhiều năm nay, là tình trạng đáng báo động trong môi trường học tập. Có không ít trường hợp bạo lực học đường gây ra hậu quả nghiêm trọng khiến nạn nhân phải tự tử. Vậy, dưới góc độ pháp lý, bạo lực học đường khiến nạn nhân tự tử bị xử lý thế nào?

>>> Xem thêm: Phòng công chứng Minh Khai có tuyển dụng nhân viên soạn thảo không?

1. Thế nào là bạo lực học đường?

“Bạo lực học đường” đã trở thành vấn nạn trong nhiều năm nay, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần, danh dự của nhà giáo và học sinh. Đồng thời, tác động xấu đến môi trường giáo dục trong nhà trường và gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Thế nào là bạo lực học đường

Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP là việc thực hiện các hành vi dưới đây ở trong trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập

– Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập người học;

– Hành vi xâm hại thân thể, sức khỏe người học;

– Hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học;

– Hành vi cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học.

Theo đó, hành vi có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức: Bằng lời nói, bằng hành động… và qua nhiều phương thức khác nhau: Trực tiếp; qua phương tiện truyền thông, điện tử…

2. Bạo lực học đường khiến nạn nhân tự tử, bị xử lý thế nào?

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng nào để đảm bảo uy tín tại trung tâm Hà Nội?

Ở mức độ nhẹ, hành vi bạo lực học đường gây tổn hại tới danh dự, nhân phẩm, thân thể người học. Ở mức độ nặng, hành vi này có thể khiến nạn nhân tự tử do bị ảnh hưởng tâm lý. Và trên thực tế, bạo lực học đường khiến nạn nhân tự tử lại không hề ít.

Vậy, chế tài xử lý với người có hành vi bạo lực học đường trong trường hợp này ra sao?

2.1 Khiến nạn nhân tự tử chịu hình phạt nào?

Bộ luật Hình sự hiện hành không có quy định về tội danh bạo lực học đường mà tùy thuộc vào mặt khách quan của tội phạm và hậu quả để lại để xác định tội danh, hình phạt.

Như đã trình bày ở trên, bạo lực học đường được thực hiện dưới nhiều hành vi khác nhau, trong đó, hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học khiến nạn nhân rơi vào trầm cảm, tâm lý bị ảnh hưởng nặng nề và tự tử xảy ra tương đối phổ biến.

Khiến nạn nhân tự tử chiu hình phạt nào?

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo điểm b khoản 3 Điều 155 nêu trên, người nào có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác khiến nạn nhân tự sát thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Xem thêm:  Top 3 văn phòng công chứng quận Hoàn Kiếm

Như vậy, người có hành vi bạo lực học đường bằng việc làm nhục người khác khiến người này tự sát có thể bị phạt tù tới 05 năm.

2.2 Có bị xử lý hình sự?

>>> Xem thêm: Cách thức liên hệ với các văn phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật tại Hà Nội.

Bạo lực học đường có thể diễn ra giữa các đối tượng khác nhau như học sinh với học sinh, thầy cô với học sinh,… Trường hợp bạo lực học đường diễn ra giữa các học sinh với nhau lại chiếm đa số, trong đó gồm cả những học sinh chưa thành niên (dưới 18 tuổi).

Khi đó, căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự có các trường hợp sau:

– Người từ đủ 16 tuổi trở lên: Chịu trách nhiệm về mọi tội phạm

– Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi: Phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, đối chiếu với các quy định nêu trên có thể kết luận như sau:

– Học sinh từ đủ 16 tuổi trở lên phạm tội: Phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.

–  Học sinh từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội: Phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi làm nhục người khác khiến nạn nhân tự tử được xác định là tội phạm nghiêm trọng (điểm b khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự).

Trong đó, mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được nêu rõ tại Điều 101 Bộ luật Hình sự:

– Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: Mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù điều luật quy định;

– Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: Mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 1/2 mức phạt tù điều luật quy định.

Còn với học sinh dưới 14 tuổi phạm tội trong trường hợp này sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự với bất kỳ tội phạm nào.

3. Phản ánh bạo lực học đường, gọi ngay đến số này

Để đảm bảo an ninh, an toàn trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thiết lập, công khai đường dây nóng để tiếp nhận và kịp thời xử lý các thông tin liên quan đến an ninh, an toàn trường học và bạo lực học đường. Có thể phản ánh về bạo lực học đường qua đường dây nóng và địa chỉ email dưới đây:

Xem thêm:  Hoa lợi lợi tức phát sinh trong thời kỳ hôn nhân gồm những gì?

Trên đây là giải đáp về vấn đề bạo lực học đường khiến nạn nhân tự tử, bị xử lý thế nào?  Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các tìm kiếm liên quan:

>>> Đăng ký làm sổ đỏ online tại website nào? Đăng ký sổ đỏ online cần những giấy tờ gì ?

>>> Văn phòng nào công chứng ngoài trụ sở tại Hà Nội với giá cả hợp lý nhất? Đảm bảo uy tín, chất lượng.

>>> Cần làm hợp đồng thuê nhà thì cần liên hệ ai để được tư vấn trợ giúp? Cần có những giấy tờ gì để làm được hợp đồng thuê nhà.

>>> Văn phòng công chứng ở đâu thực hiện nhanh nhất các thủ tục công chứng, chứng thực. Chất lượng tốt giá cả hợp lý?

>>> Nhân khẩu học là gì? Vai trò của nhân khẩu học như thế nào?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *