Soạn thảo hợp đồng (STHĐ) là một trong những kỹ năng cần có của bất kỳ pháp chế doanh nghiệp nào. Và việc tham gia khóa học STHĐ được xem là cách nhanh nhất để nâng cao kỹ năng quan trọng này, tuy nhiên, để tìm được một khóa học chất lượng, hiệu quả lại không phải điều đơn giản. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau.

>>> Xem thêm: Các văn phòng công chứng quận Hoàng Mai hiện nay có thực hiện dịch vụ công chứng ngoài trụ sở không?

1. Soạn thảo hợp đồng – công việc của mọi pháp chế doanh nghiệp

Hợp đồng không chỉ ghi nhận quyền, nghĩa vụ của các bên mà còn là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp (nếu có), nên việc STHĐ đúng về hình thức, chuẩn về nội dung có vai trò đặc biệt quan trọng.

Và chuyên viên pháp chế – là người trực tiếp hoặc phối hợp trong việc soạn thảo các tài liệu, văn bản pháp lý cũng như các STHĐ, thỏa thuận để ngăn ngừa rủi ro và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công ty.

Soạn thảo hợp đồng

Đồng thời, pháp chế cũng chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các văn bản, hợp đồng pháp lý mà doanh nghiệp đã ký kết, ban hành trước đó.

Soạn thảo hợp đồng chiếm đến 40% những việc mà pháp chế phải làm trong doanh nghiệp.

2. Quy trình soạn thảo hợp đồng thường thấy tại các doanh nghiệp

Thông thường, để STHĐ về cơ bản người soạn thảo cần tiến hành theo 4 bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin về giao dịch

Trước tiên, cần tìm hiểu kỹ nội dung giao dịch của các bên, phải nắm rõ nội dung giao dịch mới có thể STHĐ đúng ý chí của các bên tham gia giao dịch.

Có thể tìm hiểu nội dung giao dịch qua nội dung đàm phán, tài liệu làm việc, trao đổi giữa các bên.

Cùng với đó, việc thu thập thông tin về nội dung giao dịch sẽ giúp người STHĐ biết được cần STHĐ nào.

Bước 2: Xây dựng cấu trúc điều khoản

Tiếp theo, người STHĐ sẽ tiến hành xác định loại hợp đồng cần soạn, từ đây, xác định được pháp luật điều chỉnh giao dịch đó.

Sau đó, xây dựng danh mục (checklist) điều khoản hợp đồng và các ý tưởng nội dung của điều khoản. Người soạn thảo có thể xây dựng từ quy định của luật áp dụng, tuy nội dung của luật chỉ điều chỉnh những vấn đề cơ bản nhất nhưng có thể trở thành nguồn tham chiếu và gợi ý, đồng thời cũng là cơ sở làm phát sinh giá trị hiệu lực của thỏa thuận.

Bên cạnh đó, cũng nên tìm hiểu thêm về thông lệ ngành nghề để có hiểu biết tốt nhất về quan hệ hợp đồng đang soạn thảo.

Bước 3: Soạn dự thảo hợp đồng

Tiếp theo, người soạn thảo soạn dự STHĐ theo thứ tự các điều khoản trong danh mục hoặc lựa chọn soạn thảo điều khoản nào trước, điều khoản nào sau.

Ví dụ: Soạn thảo điều khoản thương mại trước (đối tượng STHĐ, tài sản mua bán, dịch vụ cung cấp, chất lượng, số lượng, chi phí, giá cả…) sau đó/song song soạn thảo điều khoản pháp lý (bồi thường thiệt hại, cam đoan, bảo đảm, chuyển giao rủi ro, quyền sở hữu, bảo đảm thực hiện hợp đồng…).

Nếu có hợp đồng có sẵn hoặc hợp đồng mẫu cùng lĩnh vực, người STHĐ có thể dựa vào đó để STHĐ, nhằm tiết kiệm thời gian.

Tuy nhiên, bắt buộc phải chỉnh sửa, bổ sung và kiểm tra lại từng điều khoản của hợp đồng. Đảm bảo rằng hợp đồng đầy đủ về nội dung, đúng với quy định của pháp luật hiện hành và đặc biệt là đúng với ý chí của các bên tham gia giao dịch.

Bước 4: Lấy ý kiến, rà soát, hiệu chỉnh hợp đồng

Bản dự thảo hợp đồng nên được thực hiện, rà soát nhiều lần, người soạn thảo không được quên rà soát, phát hiện lỗi chính tả (sử dụng phần mềm). Đặc biệt, cần rà soát sự gắn kết các điều khoản, nội dung có thể còn mâu thuẫn, nội dung còn chưa tự tin, chắc chắn.

Sau khi soạn xong dự STHĐ, người soạn thảo cần gửi cho các bên liên quan đến hợp đồng này để họ xác nhận lại tính chính xác của hợp đồng.

Bởi lẽ đây là những người hiểu rõ nhất về giao dịch và có trách nhiệm thực hiện đúng theo những gì mình đã thỏa thuận. Khi các bên đồng ý với bản thảo, người STHĐ có thể tiến hành soạn bản hợp đồng chính thức.

Xem thêm:  Đất quốc phòng an ninh được cho thuê không?

>>> Xem thêm: Lần đầu làm sổ đỏ thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì, thủ tục gồm những bước nào? Thủ tục xin cấp sổ đỏ làm trong bao nhiêu lâu?

3. Vì sao mọi pháp chế doanh nghiệp đều cần học soạn thảo hợp đồng?

3.1. Chuẩn hóa kiến thức và kỹ năng soạn thảo hợp đồng

Việc tìm hiểu kỹ pháp luật sẽ giúp quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng luôn thận trọng, chính xác, từ đó sẽ có thể loại trừ những rủi ro do hợp đồng trái pháp luật gây ra.

Chuyên viên soạn thảo

Không ít pháp chế doanh nghiệp, hàng ngày tiếp cận với các loại hợp đồng nhưng chỉ mang tính chất rà soát và kiểm tra hoặc làm theo mẫu đã sẵn mà không hiểu bản chất của hợp đồng nên khi soạn thảo hợp đồng dễ lúng túng, thiếu tự tin.

Theo đó, việc học soạn thảo hợp đồng sẽ giúp pháp chế doanh nghiệp hệ thống lại, đi sâu vào chi tiết và chuẩn hóa kiến thức về hợp đồng.

3.2. Tăng khả năng “thực chiến” khi đàm phán, soạn thảo hợp đồng

Thực tế, kiến thức tại các cơ sở đào tạo luật hiện nay đa phần đều mang tính hàn lâm và chưa có tính thực tế, dẫn đến tình trạng, sinh viên luật ra trường thiếu và yếu kỹ năng, gần như phải đào tạo lại từ đầu.

Người làm pháp chế doanh nghiệp có thể học hỏi kinh nghiệm đàm phán, soạn thảo hợp đồng từ đồng nghiệp, cấp trên của mình tuy nhiên thì không phải công ty nào cũng xây dựng riêng phòng ban pháp chế mà hiện nay đa phần pháp chế sẽ kiêm nhiệm thêm nhiều phần việc khác.

Có thể thấy, chuyên viên pháp chế trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường sẽ phải tự trau dồi, rèn luyện kỹ năng mà điều này sẽ gặp nhiều khó khăn và cần rất nhiều thời gian nếu không có người hướng dẫn, chỉ dạy.

Thì tham gia các khóa học soạn thảo hợp đồng là một cách tiết kiệm thời gian nhất mà vẫn đảm bảo có thể lên “level” kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng.

3.3. Tăng cơ hội thăng tiến trong công việc

Tính chặt chẽ của hợp đồng được xem là yếu tố duy trì sự ổn định và thành công của các hoạt động kinh doanh ngày nay, do đó, kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng của đội ngũ pháp chế doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thành công của doanh nghiệp.

Nên đương nhiên, chuyên viên pháp chế giỏi kỹ năng soạn thảo hợp đồng sẽ được đánh giá cao, trọng dụng trong công việc, có nhiều cơ hội thăng tiến.

4. Thông tin khóa học soạn thảo hợp đồng tại ICA

Nhận thấy tầm quan trọng của việc soạn thảo hợp đồng đối với doanh nghiệp, Học viện đào tạo Pháp chế ICA đã xây dựng khóa học soạn thảo hợp đồng để giúp học viên tiết kiệm thời gian mà vẫn thành thục kỹ năng này.

4.1. Nội dung khóa học

Tham gia khóa học soạn thảo hợp đồng tại Học viện ICA, học viên sẽ được tìm hiểu về:

1- Giới thiệu về hợp đồng: Hiểu được định nghĩa, tiêu chuẩn, ý nghĩa của hợp đồng trong doanh nghiệp

2- Đảm bảo nội dung hợp đồng: Tính hợp pháp, tính chính xác, tính trọn vẹn và dự liệu rủi ro

3- Hình thức hợp đồng: Từ cách đặt tên hợp đồng, ký hiệu, điều khoản và trình bày tổng thể

4- Trình tự soạn thảo và cấu trúc hợp đồng: Quy trình soạn thảo hợp đồng, thu thập, thẩm định các tài liệu pháp lý trước khi soạn thảo hợp đồng, nguyên tắc soạn thảo hợp đồng, xây dựng điều khoản trong hợp đồng, những điều nên và không nên khi soạn thảo hợp đồng…

5- Thực hành soạn thảo hợp đồng: Thực hành rà soát, soạn thảo và đàm phán một số hợp đồng

6- Phụ lục và biên bản thanh lý: Tìm hiểu các bước thanh lý, phụ lục hợp đồng

4.2. Hình thức học

Học viên có thể đăng ký học trực tiếp (offline) tại Hà Nội hoặc trực tuyến (online) qua phần mềm Zoom.

Với thời lượng 6 buổi/khóa học (2 giờ/buổi) trong vòng 01 tháng, ICA sẽ mở khóa giảng dạy trực tiếp theo lịch cố định và livestream dành cho những học viên ở xa, không có điều kiện học trực tiếp.

Xem thêm:  Năm 2023, loại cây nào đem lại đền bù cao nhất khi Nhà nước thu hồi đất?

>>>Xem thêm: Phương thức liên hệ các văn phòng công chứng thứ 7 chủ nhật tại quận Hai Bà Trưng,Hà Nội

4.3. Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên độc quyền tại ICA đều là những luật sư có kinh nghiệm hành nghề pháp chế tại các tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

– Luật sư Đỗ Thị Hằng (Susan Do)

Hiện tại là Luật sư, Thạc sĩ Luật, Giám đốc pháp chế của G-Group (F88). Trước đó, Luật sư đã đảm nhiệm vị trí Trưởng phòng pháp chế của VinGroup, BRG Group, VP Bank…

– Luật sư Nguyễn Thanh Hà

Hiện là Giám đốc Công ty Luật TNHH TNTP, có 14 năm kinh nghiệm tư vấn Ngân hàng 100% vốn nước ngoài như ANZ, Standard Chartered, Coca-cola Việt Nam, Prudential Việt Nam, Liberty, VNG (Vinagame), GM Việt Nam, Monsanto (Dekalb tại Việt Nam), World Cat Việt Nam (Puma), Basf, Sika, Công ty TNHH Giấy Yuen Foong Yu Việt Nam và các công ty lớn khác.

– Luật sư Hà Mi

Hiện là Luật sư, Thạc sỹ Luật, giảng viên Đại học Thành Đông, Giám đốc pháp chế, thành viên ban kiểm soát của Tập đoàn Medlatec (Med – Group), với 12 năm kinh nghiệm pháp chế trong Tập đoàn Medlatec với 60 công ty thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: Bất động sản, du lịch, thiết bị y tế, bệnh viện, xuất nhập khẩu…

Cùng với một số Luật sư khác, tìm hiểu thêm về đội ngũ giảng viên của ICA.

4.4 Học phí

Tùy theo hình thức học, khóa học soạn thảo hợp đồng có mức học phí  5.500.000 đồng (học online) hoặc 5.900.000 đồng (học offline)

Trên đây là thông tin của khóa học soạn thảo hợp đồng. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các tìm kiếm liên quan:

>>> Tìm đối tác hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ tại nội thành Hà Nội, yêu cầu đối tác làm việc uy tín, có trách nhiệm và mong muốn hợp tác lâu dài.

>>> Công chứng ngoài giờ hành chính hiện nay các văn phòng có được thu thêm phí hay không?

>>> Chứng thực chữ ký là gì? Chứng thực chữ ký cần có những yêu cầu gì và hết bao nhiêu tiền?

>>>Thủ tục công chứng di chúc có phải là thủ tục bắt buộc thực hiện không theo quy định của pháp luật hiện hành.

>>> Lịch nghỉ tết Dương lịch 2024: Vào thứ mấy? Nghỉ mấy ngày?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *