Chứng chỉ hành nghề ( CCHN) y là giấy tờ quan trọng đối với cá nhân hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề y theo quy định của pháp luật. Theo dõi bài viết để hiểu rõ chứng chỉ hành nghề y là gì, điều kiện và thủ tục xin cấp thế nào.
>>> Xem thêm: Muốn công chứng hợp đồng mua bán nhà tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
1. Chứng chỉ hành nghề Y là gì?
CCHN y là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề y theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Về cơ bản, CCHN y là điều kiện cần để một cá nhân có thể hoạt động hợp pháp trong ngành khám và chữa bệnh. Đồng thời, chứng chỉ này có vai trò công nhận cho năng lực, trình độ chuyên môn và nỗ lực cống hiến trong lĩnh vực y học.
Chứng chỉ hành nghề y là cách gọi theo Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009. Từ ngày Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023. Từ ngày 01/01/2024 có hiệu lực, các yêu cầu về CCHN y được thay bằng giấy phép hành nghề y.
Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, CCHN được cấp trước ngày 01/01/2024 được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề theo lộ trình do Chính phủ quy định và thực hiện việc gia hạn theo định kỳ 05 năm một lần kể từ ngày chuyển đổi theo quy định của Luật này.
2. Đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề y
Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, có 06 đối tượng phải có CCHN khám bệnh, chữa bệnh là:
– Bác sỹ, y sỹ.
– Điều dưỡng viên.
– Hộ sinh viên.
– Kỹ thuật viên.
– Lương y.
– Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Ngoài 06 đối tượng trên, Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 bổ sung thêm 03 đối tượng phải có CCHNy từ từ 01/01/2024:
– Dinh dưỡng lâm sàng;
– Cấp cứu viên ngoại viện;
– Tâm lý lâm sàng.
>>> Xem thêm: Danh sách văn phòng công chứng Xa La Top 1 về chất lượng dịch vụ dựa trên đánh giá của khách hàng trong năm 2022
3. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề
3.1. Điều kiện cấp trước 01/01/2024
Điều kiện cấp CCHN y quy định tại Điều 18, 19 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 như sau:
Điều kiện để cấp CCHN đối với người Việt Nam
– Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận dưới đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
- Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp/công nhận tại Việt Nam;
- Giấy chứng nhận lương y;
- Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
– Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
– Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
– Không thuộc trường hợp đang trong thời gian:
- Bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án;
- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
- Bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh;
- Mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
(2) Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
– Có đủ điều kiện như đối với người Việt Nam
– Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh.
– Có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận.
– Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật về lao động.
3.2. Điều kiện cấp CCHN y từ 01/01/2024
Từ 01/1/2024, điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề quy định tại Điều 30 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
– Đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng bao gồm:
- Được đánh giá đủ năng lực hành nghề qua kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
- Có đủ sức khỏe để hành nghề;
- Đáp ứng năng lực tiếng Việt đối với người nước ngoài theo quy định của Chính phủ;
- Không thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
– Điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề đối với các chức danh lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền bao gồm:
- Có giấy chứng nhận lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;
- Có đủ sức khỏe để hành nghề;
- Đáp ứng năng lực tiếng Việt đối với người nước ngoài theo quy định của Chính phủ;
- Không thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
>>> Xem thêm: Tại quận Nam Từ Liêm có văn phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật không?
4. Thủ tục cấp
4.1. Thủ tục cấp trước 01/01/2024
Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề
– Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với các trường hợp sau đây:
- Người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế;
- Người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ khác;
- Người nước ngoài đến hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.
– Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý;
– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
Theo Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009
Hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
– Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
- Bản sao văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn;
- Văn bản xác nhận quá trình thực hành;
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị nơi công tác.
– Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
- Bản sao văn bằng chuyên môn;
- Văn bản xác nhận quá trình thực hành;
- Văn bản xác nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc hồ sơ của người phiên dịch;
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp.
Theo Điều 27 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009
– Thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
- Nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề cho Bộ Y tế hoặc Bộ Quốc phòng hoặc Sở Y tế.
- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp chứng chỉ hành nghề; trường hợp cần xác minh đối với người được đào tạo ở nước ngoài hoặc có chứng chỉ hành nghề do nước ngoài cấp thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 180 ngày; nếu không cấp chứng chỉ hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp lại chứng chỉ hành nghề; nếu không cấp lại chứng chỉ hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.
Theo Điều 28 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009
– Lệ phí cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề: Người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề phải nộp lệ phí.
Theo Điều 30 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009
4.1. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề y từ 01/01/2024
– Thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề được quy định như sau:
- Bộ Y tế cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
- Bộ Quốc phòng cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
- Bộ Công an cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
- Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh chuyên môn quy phải có giấy phép hành nghề, trừ các trường hợp nêu trên.
Theo Điều 28 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023
– Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề;
- Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện về đánh giá năng lực chuyên môn, sức khỏe, tiếng việt … đối với từng chức danh chuyên môn tương ứng.
Theo Điều 30 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023
– Thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề được quy định như sau:
- Người đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề;
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề phải cấp mới giấy phép hành nghề trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp mới giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề thì thời hạn cấp mới là 30 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
Theo Điều 30 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023
5. Quy định mới về cấp chứng chỉ hành nghề y từ 01/01/2024
5.1. Hiệu lực của chứng chỉ hành nghề y
Trước đây, khoản 2 Điều 25 Luật Khám chữa bệnh 2009 quy định:
Chứng chỉ hành nghề được cấp một lần và có giá trị trong phạm vi cả nước
Tuy nhiên theo quy định mới tại Điều 27 Luật Khám chữa bệnh 2023, mỗi người hành nghề chỉ được cấp 01 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc với thời hạn 05 năm.
Chứng chỉ hành nghề được cấp trước ngày 01/01/2024 được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề theo lộ trình do Chính phủ quy định và thực hiện việc gia hạn theo định kỳ 05 năm một lần kể từ ngày chuyển đổi theo quy định của Luật này.
5.2. Thêm 3 đối tượng phải có giấy phép hành nghề y
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 bổ sung thêm 03 đối tượng phải có chứng chỉ hành nghề gồm:
– Dinh dưỡng lâm sàng;
– Cấp cứu viên ngoại viện;
– Tâm lý lâm sàng.
5.3. Bác sĩ phải kiểm tra năng lực để được cấp chứng chỉ hành nghề y
Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trước khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề áp dụng đối với: Bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng.
Hội đồng Y khoa Quốc gia thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định sau đây:
– Từ ngày 01/01/2027 đối với chức danh bác sĩ;
– Từ ngày 01/01/2028 đối với các chức danh y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh;
– Từ ngày 01/01/2029 đối với các chức danh kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng.
Các đối tượng đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong khoảng thời gian sau đây không phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề:
– Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề bác sĩ từ 01/01/2024 – 31/12/2026.
– Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh từ 01/01/2024 – 31/12/2027.
– Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng từ 01/01/2024 – 31/12/2028.
Lưu ý: Người được cấp văn bằng y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026 không được cấp giấy phép hành nghề y sĩ.
Trên đây là thông tin về chứng chỉ hành nghề y theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Xem thêm các tìm kiếm liên quan:
>>> Hợp đồng ủy quyền có được công chứng không? Cần điều kiện gì để được công chứng? Phí công chứng hợp đồng ủy quyền là bao nhiêu?
>>> Tìm văn phòng nhận làm dịch vụ công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền ngay tại nhà
>>> Cần thực hiện dịch thuật lấy ngay liên hệ tại đâu đảm bảo về chất lượng, thời gian và giá cả hợp lý?
>>> Đánh giá chất lượng dịch vụ của tất cả các văn phòng công chứng Hà Nội năm 2022.
>>> Khóa học pháp chế: Học ở đâu chất lượng, có việc làm ngay?
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch