Người khuyết tật có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ của mọi công dân đủ điều kiện theo quy định, tuy nhiên, trường hợp người khuyết tật có đi nghĩa vụ quân sự không? Cùng theo dõi câu trả lời về vấn đề này dưới đây.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Minh Khai có bao nhiêu chi nhánh tại Hà Nội? Chất lượng dịch vụ có tốt không?

1. Người khuyết tật có đi nghĩa vụ quân sự không?

Người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng thuộc diện được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự, người khuyết tật nhẹ vẫn phải đi khám nghĩa vụ quân sự, nếu không đủ điều kiện sức khỏe sẽ được tạm hoãn.

1. Người khuyết tật có đi nghĩa vụ quân sự không?

Căn cứ theo Điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự số 78/2015/QH13 người khuyết tật thuộc diện được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Mà đăng ký nghĩa vụ quân sự là việc lập hồ sơ về nghĩa vụ quân sự của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự (khoản 2 Điều 3 Luật này).

Đồng thời, theo hướng dẫn tại Danh mục các bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự ban hành kèm theo  Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định, người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự, không nhận vào quân thường trực.

>>> Xem thêm: Tại Hà Nội có bao nhiêu văn phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật?

Đối chiếu với Điều 3, khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, mức độ khuyết tật được quy định như sau:

SttMức độBiểu hiện
1Đặc biệt nặngDo khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát/không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn/suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
2NặngDo khuyết tật dẫn đến mất một phần/suy giảm chức năng, không tự kiểm soát/không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc/suy giảm khả năng lao động từ 61% – 80%
3NhẹCó khả năng tự phục vụ sinh hoạt/suy giảm khả năng lao động dưới 61%

Căn cứ vào những quy định trên, người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng sẽ không phải tham gia nghĩa vụ quân sự, người khuyết tật nhẹ vẫn thuộc trường hợp thực hiện khám nghĩa vụ quân sự, nếu không đủ điều kiện sức khỏe sẽ được tạm hoãn theo quy định.

Xem thêm:  Điều dưỡng viên là gì? Các biện pháp chăm sóc điều dưỡng với người bệnh

2. Sức khỏe như thế nào thì không phải nghĩa vụ quân sự?

Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn sức khỏe người tham gia nghĩa vụ quân sự như sau:

Sức khỏe như thế nào thì không phải nghĩa vụ quân sự

– Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP;

– Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng., thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định Bộ Quốc phòng;

– Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

Như vậy, công dân có các bệnh được xếp mức độ từ loại 4 trở lên không đáp ứng đủ tiêu chuẩn sức khỏe sẽ không phải đi nghĩa vụ quân sự.

Ngoài ra, Căn cứ Phụ lục (bảng số 3) ban hành kèm Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP, có 10 bệnh lý sau sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự:

– Bệnh tâm thần;

– Bệnh động kinh;

– Bệnh Parkinson;

– Mù một mắt;

– Điếc;

– Di chứng do lao xương, khớp;

– Di chứng do phong;

– Các bệnh lý ác tính như u ác hoặc bệnh máu ác tính;

– Nhiễm HIV;

Xem thêm:  Đặt cọc và tạm ứng khác nhau thế nào trong thực hiện hợp đồng?

– Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng.

Trên đây là giải đáp về vấn đề người khuyết tật có đi nghĩa vụ quân sự không. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các tìm kiếm liên quan:

>>> Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ làm dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói với mức phí dịch vụ là bao nhiêu?

>>> Tìm nhanh chóng cộng tác viên báo chí yêu cầu có kinh nghiệm, nhanh nhẹn, chăm chỉ.

>>> Văn phòng nào ở Hà Nội công chứng ngoài giờ hành chính ngay tại nhà?

>>> Đăng ký làm sổ đỏ online ngay tại nhà, thủ tục nhanh gọn, giao sổ đỏ ngay tại nhà, mức phí rẻ.

>>> Chứng chỉ hành nghề y: Điều kiện, thủ tục xin cấp thế nào? Chứng chỉ hành nghề

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *