Giảm vé máy bay có áp dụng đối với người khuyết tật không. Là điều nhiều người dân quan tâm vì máy bay không còn là phương tiện di chuyển xa lạ trong đời sống. Trường hợp người khuyết tật đi máy bay thì có được giảm giá vé không? Cùng theo dõi bài viết sau.

>>> Xem thêm: Văn Phòng công chứng Khương Trung địa chỉ đáng tin cậy nhất chuyên thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực tại nội thành Hà Nội do khách hàng bình chọn.

1. Giảm giá vé máy bay có được áp dụng với người khuyết tật không?

Người khuyết tật được giảm tối thiểu 15% giá vé máy bay, cụ thể, căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 12  Nghị định 28/2012/ND-CP quy định:

Người khuyết tật có được giảm giá vé máy bay không?

2. Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng được giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông trên các tuyến vận tải nội địa bằng các phương tiện sau đây:

a) Giảm tối thiểu 15% đối với máy bay;

b) Giảm tối thiểu 25% đối với tàu hỏa, tàu điện, tàu thủy, xe ô tô vận tải khách theo tuyến cố định.

Theo đó, người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng khi di chuyển bằng máy bay sẽ được giảm giá vé tối thiếu là 15% theo quy định.

Đơn vị hàng không phải phát hành vé giảm giá cho người khuyết tật theo quy định trên. Tuy nhiên, để được giảm giá vé, người khuyết tật cần xuất trình Giấy xác nhận khuyết tật.

Như vậy, chỉ được giảm giá vé máy bay nếu là người khuyết tật nặng, hoặc đặc biệt nặng và xuất trình được Giấy xác nhận khuyết tật khi mua vé.

Đối chiếu với quy định tại Điều 3 và khoản 1, khoản 3 Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP về mức độ khuyết tật và xác định mức độ khuyết tật thì:

  • Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc, suy giảm từ 61% – 80%.
  • Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn, suy giảm 81% trở lên.
Xem thêm:  Bỏ Sổ hộ khẩu, thủ tục đăng ký kết hôn sẽ thay đổi như thế nào?

>>> Xem thêm: Di chúc miệng là gì? Cách lập di chúc hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Xe lăn có được mang lên máy bay không?

Xe lăn được mang lên máy bay nhưng phải ký gửi. Cụ thể:

Xe lăn chạy bằng pin được xác định là vật phẩm nguy hiểm hạn chế mang theo người và hành lý lên tàu bay theo mục 5 Phần III Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm, hạn chế mang vào khu vực hạn chế, mang lên tàu bay (do yêu cầu bảo đảm an ninh hàng không) ban hành kèm theo Quyết định số 1541/QD-CHK năm 2021.

Xe lăn có được mang lên máy bay không?

Theo đó, việc mang xe lăn, các thiết bị đi lại lên máy bay phải được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển. Đồng thời phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay về vị trí để xe lăn hoặc thiết bị hỗ trợ đi lại có lắp pin ướt, vị trí của pin được đóng gói hoặc vị trí để xe lăn hoặc thiết bị hỗ trợ đi lại dùng pin lithium-ion.

Người khai thác tàu bay phải đảm bảo các thiết bị hỗ trợ đi lại nêu trên được vận chuyển theo đúng quy định để ngăn chặn sự kích hoạt vô ý nguồn điện của pin và không bị hư hỏng do sự di chuyển của hành lý, bưu gửi, đồ vật phục vụ trên tàu bay và hàng hóa khác.

>>> Xem thêm: Theo pháp luật hiện hành các văn phòng có được công chứng thứ 7,chủ nhật hay không?

Ví dụ: Jestar quy định: Có một số loại dụng cụ hỗ trợ mà hành khách không được phép mang lên cabin máy bay, bao gồm xe lăn, khung/xe lăn hỗ trợ đi bộ và gậy đi bộ đường dài không gấp gọn lại được.

Hành khách phải gửi các dụng cụ này trong hành lý ký gửi. Nếu sử dụng gậy đi bộ đường dài làm dụng cụ hỗ trợ, quý khách sẽ phải mang thêm một dụng cụ bổ sung hoặc thay thế có thể sử dụng trên cabin máy bay, ví dụ như gậy chống.

Trên đây là giải đáp về vấn đề người khuyết tật có được giảm giá vé máy bay không. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Người khuyết tật có được mua nhà ở xã hội không?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các tìm kiếm liên quan:

>>> Công chứng văn bản thừa kế bao gồm những thủ tục gì? Cần mang theo những giấy tờ gì khi tiến hành làm thủ tục chứng thực chữ ký?

>>> Cách tính phí công chứng hợp đồng cho thuê nhà của các văn phòng công chứng hiện nay như thế nào?

>>> Phí công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền trung bình của các văn phòng công chứng tại quận Hai Bà Trưng hiện nay là bao nhiêu?

>>> Tìm đối tác kinh doanh hiệu quả trong lĩnh vực bất động sản cần lưu ý những gì?

>>> Người khuyết tật có được mua nhà ở xã hội không?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *