Trong quá trình lao động, việc đảm bảo an toàn trong lao động được được xem là yếu tố hàng đầu. Để hiểu rõ hơn khái niệm về an toàn lao động là gì? nguyên tắc bảo đảm ra sao, hãy tìm hiểu bài viết sau.

>>> Xem thêm: Dịch vụ công chứng là gì? Công chứng và chứng thực có gì khác nhau? Có thể thực hiện công chứng, chứng thực tại những đâu?

1. An toàn lao động là gì?

An toàn lao động, theo định nghĩa của khoản 2 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động, được mô tả như sau:

Là sự triển khai các biện pháp phòng và chống tác động có thể gây nguy hiểm, nhằm đảm bảo rằng không có sự tổn thương, thương tật hoặc tử vong đối với người lao động trong quá trình thực hiện công việc.

Theo báo cáo số liệu năm 2022 từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có hơn 7.900 người gặp nạn do tai nạn lao động. Vì vậy, sự hiểu biết về an toàn trong lao động đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người tham gia lao động.

an toàn lao động trong lao động là gì

Nguyên tắc “An toàn là trên hết” được coi là điểm vàng quan trọng trong quá trình lao động. Nói cách khác là trách nhiệm chính của bên sử dụng lao động, nhằm đảm bảo rằng mọi người lao động được bảo vệ khỏi nguy cơ và rủi ro trong suốt quá trình làm việc. Mục tiêu là ngăn chặn bất kỳ tình huống nguy hiểm nào có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người lao động.

2. Nguyên tắc đảm bảo an toàn lao động.

Điều 5 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định an toàn lao động cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Người lao động cần được đảm bảo làm việc trong điều kiện môi trường an toàn. Song, được trang bị đồ bảo hộ khi làm việc tại nơi như: công trường, nhà xưởng, nhà máy sản xuất,… để đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho người công nhân.
  • Người sử dụng lao động luôn phải có trách nhiệm, ý thức và nghiêm túc tuân thủ các quy định về các biện pháp an toàn trong lao động trong quá trình sử dụng lao động. Luôn đặt các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát lên hàng đầu tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra.
  • Doanh nghiệp có thể tham gia thẩm vấn ý kiến đối với các bên liên quan như: Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Qua đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thực hiện đúng các biện pháp trong an toàn lao động.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng nào tại quận Đống Đa công chứng thứ 7 chủ nhật?

3. Người lao động được bảo đảm an toàn lao động như thế nào? 

Tại Điều 6 của Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định quyền lao động hợp đồng và người lao động không theo hợp đồng.

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được đảm bảo các quyền sau đây:

  • Tại nơi làm việc, người lao động được đảm bảo công bằng, vệ sinh; đồng thời, người sử dụng lao động có trách nhiệm tuân thủ các biện pháp về phòng, chống những yếu tố gây hại đến người lao động;
  • Người lao động được cung cấp những thông tin liên quan đến rủi ro tại nơi làm việc như tai nạn lao động, sức khỏe, tâm lý;
  • Được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình làm việc;
  • Được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm lao động, đồ bảo hộ khi làm việc tại môi trường thiếu an toàn, khám sức khỏe định kỳ;
  • Khi gặp tai nạn lao động, người lao động được giám định mức độ thương tật, và được người sử dụng lao động chi trả chi phí thăm khám, trợ cấp tai nạn lao động theo đúng Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015;
  • Báo cáo đến quản lý, người có thẩm quyền và từ chối làm việc nếu môi trường làm việc có rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của người lao động;
  • Có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định.
  • Các quyền của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động:
  • Được đảm bảo làm việc tại môi trường công bằng, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động như người làm việc theo hợp đồng lao động;
  • Được cung cấp và hướng dẫn những quy định về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Có quyền được hưởng và tham gia bảo hiểm lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định;
  • Người lao động làm việc không theo hợp đồng vẫn có quyền tố cáo, khiếu nại đối với những hành vi trái quy định của Nhà nước trong việc đảm bảo, vệ sinh lao động.
Xem thêm:  Phân biệt nhận thừa kế và nhận tặng cho tài sản

4. Chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động:

Chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn. Mục 3 Chương II quy định những chế độ bảo hộ sau:

Chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp

Chế độ đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho người lao động:

Khám sức khỏe hằng năm:

  • Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho người lao động.
  • Người lao động làm việc tại môi trường khói bụi, nặng nhọc, nguy hiểm được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng/lần.

Hạn chế làm việc cho nhóm đối tượng đặc biệt:

  • Người lao động chưa đủ 18 tuổi, người lao động nam đến 62 tuổi và nữ đến 60 tuổi sẽ bị hạn chế tham gia làm việc tại các môi trường độc hại theo quy định pháp luật lao động.

Chăm sóc đặc biệt cho người lao động nữ:

  • Người lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản và sàng lọc các bệnh về ung thư cổ tử cung, ung thư vú.

Phục hồi sau tai nạn lao động:

  • Người phục hồi sau tai nạn lao động, khi được chẩn đoán khỏe mạnh, có thể quay lại làm việc bình thường.

Chi phí khám, chữa bệnh:

  • Chi phí khám, chữa bệnh được người sử dụng lao động chi trả theo quy định của pháp luật.

Phương tiện cá nhân cần thiết

Trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân:

  • Người sử dụng lao động phải trang bị dụng cụ, phương tiện bảo hộ cá nhân cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng.

Điều kiện cấp phương tiện bảo hộ cá nhân:

  • Cấp phương tiện bảo hộ cá nhân phụ thuộc vào môi trường làm việc và yếu tố độc hại.
  • Các phương tiện phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.

Vệ sinh và khử khuẩn:

  • Tổ chức có trách nhiệm vệ sinh, khử khuẩn các dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân đã sử dụng ở những nơi có thể gây ra chất độc hại.

Chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe như trên nhằm đảm bảo môi trường làm việc và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.

Bồi dưỡng và điều kiện làm việc trong môi trường có hại:

Bồi dưỡng bằng hiện vật:

  • Tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật trong ca làm việc nhằm đảm bảo tính thuận tiện cho người lao động, đồng thời giữ vững an toàn và vệ sinh lao động.

Nâng cao ý thức và kỹ năng:

Chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động
  • Tại những nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, có hại cho tinh thần và sức khỏe, người lao động được bồi dưỡng bằng hiện vật, nhằm nâng cao ý thức và kỹ năng an toàn.

Thời gian nghỉ hằng năm:

  • Người lao động thuộc nhóm công việc đặc biệt nguy hiểm hưởng 16 ngày nghỉ hằng năm, thêm 2 ngày so với nhóm công việc bình thường, nhằm giảm áp lực công việc và tăng cường phục hồi sức khỏe.
Xem thêm:  Chia nhỏ hóa đơn để thanh toán tiền mặt được không?

Điều dưỡng và phục hồi sức khỏe:

  • Các nhóm ngành đặc thù tiếp xúc nhiều với chất độc, có hại sẽ được điều dưỡng và phục hồi sức khỏe khi cần thiết, đặc biệt nếu người lao động không đủ sức khỏe để tiếp tục công việc.

Quản lý sức khỏe người lao động

Trách nhiệm quản lý hồ sơ:

  • Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động để có cái nhìn toàn diện về tình trạng sức khỏe của đội ngũ nhân viên.

Lựa chọn và sắp xếp công việc:

  • Dựa vào tình trạng sức khỏe và tiêu chuẩn công việc, ngành nghề, người sử dụng lao động lựa chọn và sắp xếp công việc một cách hợp lý, nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Những biện pháp này nhấn mạnh vào việc bảo vệ sức khỏe và đảm bảo môi trường làm việc an toàn, mang lại lợi ích cả về mặt tinh thần và vật chất cho người lao động.

>>> Xem thêm: Cộng tác viên là gì? Cần có những điều kiện nào để trở thành cộng tác viên bán hàng?

Trên đây là giải đáp câu hỏi An toàn lao động và nguyên tắc đảm bảo an toàn trong lao động. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các tìm kiếm liên quan:

>>> Thủ tục chứng thực chữ ký là gì? Những điều cần lưu ý khi lần đầu chứng thực chữ ký?

>>> Văn phòng công chứng thực hiện công chứng ngoài trụ sở có thu thêm phí không?

>>> Tìm đối tác viết bài quảng bá du lịch tỉnh Hà Giang, yêu cầu có kinh nghiệm viết lách, đi làm được ngay.

>>> Chi phí cấp sổ đỏ lần đầu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiện nay là bao nhiêu tiền?

>>> Con ngoài giá thú có được yêu cầu cấp dưỡng không?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *