Khóa học pháp chế, Làm pháp chế đang là hướng đi của nhiều sinh viên luật sau khi tốt nghiệp, thế nhưng tìm được khóa học pháp chế chất lượng để trang bị tốt kiến thức thực tế lại là băn khoăn của rất nhiều sinh viên. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để làm rõ vấn đề này.
>>> Xem thêm: Địa chỉ văn phòng công chứng Xa La và cách thức liên hệ nhanh nhất để được tư vấn?
1. Khóa học pháp chế doanh nghiệp là gì?
Có thể hiểu đơn giản, pháp chế doanh nghiệp là vị trí có chức năng tham mưu, tư vấn về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và các công việc khác liên quan đến pháp luật trong doanh nghiệp.
Theo đó, pháp chế doanh nghiệp có thể phụ trách thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các vấn đề sau:
- Tham gia đàm phán, thương thảo các hợp đồng quan trọng của doanh nghiệp với các đối tác trong kinh doanh;
- Thẩm định các dự thảo thoả thuận, các hợp đồng hợp tác, các dự án đầu tư để đảm bảo không trái pháp luật cũng như Điều lệ công ty hoặc có sơ hở, sai sót pháp lý có thể dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp;
- Soạn thảo, thẩm định các dự thảo quy chế, quy định quản lý và các văn bản quan trọng khác của doanh nghiệp theo sự phân công của lãnh đạo;
- Cập nhật thông tin về các văn bản pháp luật mới ban hành, về tình hình thị trường kinh tế thông qua các phương tiện thông tin, các tổ chức pháp chế thuộc các cơ quan nhà nước và cung cấp thông tin cho lãnh đạo doanh nghiệp về việc vận dụng pháp luật trong điều hành sản xuất, trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, trong các hợp đồng thương mại, tài chính, tín dụng, dịch vụ, đào tạo, xây dựng…
- Tư vấn, tham mưu, đề xuất giúp lãnh đạo doanh nghiệp hiểu được ý nghĩa pháp lý và quy định của các dự án, sản phẩm, dịch vụ và kế hoạch mở rộng mới của mình.
- Tham gia giải quyết tranh chấp như thương lượng, hòa giải, thực hiện thủ tục kiện tụng và tham gia phiên xử (tại Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án)…
- Xác lập, khai thác quyền, bảo vệ và quản lý tài sản sở hữu trí tuệ, tham gia kiểm toán quyền Sở hữu trí tuệ và các giao dịch liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ như định giá trong M&A, Franchise..
- Lựa chọn, quản lý các đối tác bên ngoài như công ty luật, kiểm toán, ngân hàng tư vấn tài chính… và kiểm soát chi phí, chất lượng.
- Quản trị rủi ro cho doanh nghiệp: Dự báo, đánh giá và kiểm soát rủi ro trong quá trình doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2. Vai trò của pháp chế đối với doanh nghiệp
Pháp chế là một trong những công cụ bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, bộ phận pháp chế doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp có thể hoạt động đúng quy định của pháp luật, từ đó giảm thiểu rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
Rủi ro pháp lý luôn tiềm ẩn trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, do đó, cần có giải pháp phòng ngừa, hạn chế các tranh chấp, thiệt hại xảy ra trong các giao dịch.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa việc tiếp cận bài bản về kiến thức pháp luật còn nhiều hạn chế, điều này đồng nghĩa với việc rủi ro pháp lý là điều khó tránh khỏi.
Để phòng, chống rủi ro pháp lý và giúp lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt kịp thời những quy định của pháp luật để vận dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp không thể thiếu bộ phận pháp chế.
Một lần nữa, xin khẳng định lại, vai trò then chốt của pháp chế đối với doanh nghiệp chính là giúp cho hoạt động của doanh nghiệp luôn an toàn trong hành lang pháp lý.
3. Vì sao sinh viên nên tham gia khóa học pháp chế doanh nghiệp?
3.1. Nâng cao hiểu biết pháp lý và khả năng quản lý
Hầu hết các sinh viên luật mới ra trường đều còn yếu cả về kiến thức và kỹ năng liên quan đến nghề pháp chế doanh nghiệp, do vậy, khóa đào tạo pháp chế doanh nghiệp sẽ là lựa chọn tối ưu giúp sinh viên và người mới đi làm định hướng và định hình rõ nét về pháp lý doanh nghiệp; xác định đầy đủ các khía cạnh pháp lý của một doanh nghiệp, từ đó chuẩn bị hành trang cần thiết phục vụ cho nghề pháp chế doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Danh sách, địa chỉ, cách thức liên hệ với các văn phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật
Khóa học pháp chế doanh nghiệp sẽ giúp người học luật biết cách sử dụng kiến thức đã học vào công việc pháp chế như thế nào, qua đó, sẽ nâng cao hiểu biết pháp lý.
3.2. Lợi thế tìm kiếm việc làm pháp chế trong doanh nghiệp
Học viên tham gia các khóa học pháp chế doanh nghiệp đều sẽ được cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo, dù thời gian đào tạo không dài nhưng cơ bản khóa học pháp chế sẽ trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng mà chuyên viên pháp chế doanh nghiệp cần có.
Tức là, học viên tốt nghiệp khóa học pháp chế doanh nghiệp sẽ có lợi thế nhất định so với các ứng viên khác khi ứng tuyển.
3.3. Cơ hội nâng cao thu nhập gấp nhiều lần
Mặc dù việc khởi đầu với nghề pháp chế có thể gặp nhiều khó khăn nhưng người làm nghề này sẽ có cơ hội phát triển sự nghiệp, khi gắn bó lâu dài với công việc.
Về mặt bằng chung, lương của pháp chế doanh nghiệp ổn định và nhỉnh hơn so với các công việc khác liên quan trực tiếp đến ngành luật.
Theo tìm hiểu, hiện nay, thu nhập của người mới bắt đầu công việc pháp chế doanh nghiệp trung bình mỗi tháng tầm khoảng từ 06 – 08 triệu đồng. Nếu có kinh nghiệm từ 02 – 03 năm, có thể có thu nhập từ 09 – 12 triệu đồng; nếu có kinh nghiệm từ 03 – 05 năm, thu nhập mỗi tháng có thể đạt được từ 13 đến 20 triệu đồng, thậm chí cao hơn nếu đảm nhận các chức danh quản lý phòng, đội nhóm.
Nói chung, người làm pháp chế càng có kinh nghiệm thì thu nhập sẽ càng cao và thu nhập tăng lên rất nhanh theo số năm kinh nghiệm, độ khó của công việc đảm nhận, trách nhiệm ở vị trí công việc được giao.
Các giám đốc pháp chế tại các doanh nghiệp, tập đoàn, quản lý bộ phận pháp chế khoảng 10 nhân sự trở lên, thu nhập được trả có thể trên 50 triệu đồng mỗi tháng, thậm chí là gần 100 triệu đồng/tháng, bao gồm các khoản tiền thưởng theo kỳ, không tính các khoản thưởng đột xuất.
4. Khóa học pháp chế doanh nghiệp tại học viện ICA
4.1. Giới thiệu chung về khóa học
Khóa học pháp chế doanh nghiệp do Học viện pháp chế ICA tổ chức với mục đích hướng dẫn, định hướng cho học viên kiến thức, kỹ năng cơ bản để trở thành nhân viên pháp chế trong công ty.
Rất nhiều sinh viên luật khi ra trường rơi vào hoàn cảnh:
- E ngại vốn kiến thức và kỹ năng đã được học ở trường có thể đảm nhiệm vị trí Pháp chế của Doanh nghiệp hay không?
- Thắc mắc công việc pháp chế doanh nghiệp làm những gì, cần những yêu cầu gì và làm sao để trở thành nhân viên pháp chế doanh nghiệp?
- Muốn trở thành chuyên viên pháp chế doanh nghiệp nhưng không biết bắt đầu từ đâu và làm thế nào vì đa phần đơn vị tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm;
- Yếu hoặc thiếu những kỹ năng cần thiết để làm việc như: soạn thảo, sắp xếp, lưu trữ, tóm tắt, tra cứu, trình bày, ứng xử, diễn đạt, tư vấn … khi làm việc…
Khóa học pháp chế doanh nghiệp của Học viện ICA được tạo ra để giải quyết tất cả những vấn đề của sinh viên luật mới ra trường hay người mới đi làm.
>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng cho thuê nhà tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mất thời gian là bao nhiêu lâu?
4.2. Nội dung – hình thức khóa học
Khóa học pháp chế doanh nghiệp của ICA được xây dựng với các nội dung chính sau:
Giới thiệu nghề pháp chế
- Làm pháp chế là làm công việc gì?
- Mục tiêu & định hướng nghề nghiệp
- Mô hình tổ chức pháp chế trong Doanh nghiệp
- Các yêu cầu của pháp chế doanh nghiệp
- Phỏng vấn, tuyển dụng pháp chế
Kỹ năng cần thiết của nhân viên pháp chế
- Soạn thảo văn bản nội bộ, hiểu được quy trình, quy định trong Doanh nghiệp
- Kỹ năng tư vấn, nhận diện các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp
- Kỹ năng rà soát văn bản nội bộ, tài liệu giao dịch
- Kỹ năng đàm phán, quan hệ với các phòng ban trong Doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, xây dựng mối quan hệ với ngành, mạng lưới pháp chế
Giải quyết những tình huống phát sinh
- Rủi ro nghề nghiệp
- Quan hệ với phòng ban
- Quan hệ tham mưu
Thực hành giải quyết tình huống thực tế
- Tình huống với ban lãnh đạo
- Tình huống với các phòng ban chức năng
- Tình huống với tranh chấp người lao động
- Tình huống với cổ đông, nhà đầu tư
- Tình huống hợp đồng với đối tác
- Tình huống với cơ quan nhà nước
4.3. Đội ngũ giảng viên
4.3.1. Luật sư Đỗ Thị Hằng (Susan Do):
- 15 năm kinh nghiệm giám đốc pháp chế và trưởng phòng pháp chế các tập đoàn lớn như: Viettel, BRG, VinGroup, VPBank, F88.
4.3.2. Luật sư Nguyễn Thanh Hà:
- Luật sư sáng lập của Công ty Luật TNTP từ năm 2016. Trước đó, có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc tại Công ty Luật Phước & Các Cộng sự và tại Công ty Luật DIMAC.
- Đã tư vấn và làm việc với các Công ty đa quốc gia và Ngân hàng 100% vốn nước ngoài như ANZ, Standard Chartered, Coca-Cola Việt Nam, Prudential Việt Nam, Liberty, VNG (Vina Games), GM Việt Nam, Monsanto (Dekalb tại Việt Nam), World Cat Việt Nam (Puma), Basf, Sika, Công Ty TNHH Giấy Yuen Foong Yu Việt Nam…
5. Khóa học pháp chế của ICA vì sao nên học
5.1. Khóa học pháp chế có giảng viên chất lượng
Đội ngũ giảng viên của Học viện Pháp chế ICA là người công tác ở cả vai trò Luật sư doanh nghiệp và Pháp chế doanh nghiệp trong nhiều năm, am hiểu tường tận và sâu sắc về doanh nghiệp và các vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp.
Là Giám đốc pháp chế tập đoàn, doanh nghiệp lớn như Vingroup, BRG, Viettel, TpBank, F88… có nhiều kinh nghiệm trong quản trị rủi ro doanh nghiệp.
5.2. Khóa học pháp chế cung cấp kiến thức thực tế, ứng dụng cao
Truyền đạt kiến thức không chỉ dừng lại ở lý luận mà tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ thực tế mà một chuyên viên pháp chế doanh nghiệp cần có.
Sau khi kết thúc khóa học, học viên vẫn được trợ giúp trực tiếp từ giảng viên trong quá trình hành nghề.
5.3. Khóa học pháp chế giúp có cơ hội có việc làm tại các doanh nghiệp lớn
Học viện ICA cam kết hỗ trợ tìm kiếm, giới thiệu việc làm phù hợp trong hệ sinh thái 1000 doanh nghiệp tìm kiếm pháp chế.
Các học viên tốt nghiệp đều được cấp Chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo với số điện thoại học viên để đơn vị tuyển dụng có thể tham chiếu thông tin của ứng viên dự tuyển.
Được trang bị kiến thức tương đương với người làm pháp chế 01 – 02 năm kinh nghiệm để có thể tự tin ứng tuyển vào vị trí pháp chế.
Trên đây là những nội dung liên quan đến các khóa học pháp chế. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Xem thêm các tìm kiếm liên quan:
>>> Để tiến hành thủ tục công chứng cần chuẩn bị những giấy tờ gì và bao gồm những bước nào?
>>> Kiểm tra sổ đỏ thật giả như thế nào? Làm sổ đổ giả bị chịu trách nhiệm như thế nào?
>>> Phí công chứng mua bán nhà có phụ thuộc vào giá trị nhà đất hay không?
>>> Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại văn phòng công chứng nào rẻ nhất?
>>> Khoa học công nghệ là gì? Chính sách phát triển khoa học, công nghệ hiện nay
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch