Chuyến bay bị chậm so với dự kiến (delay) đem lại không ít phiền toái, mệt mỏi cho hành khách. Pháp luật hiện hành đã có quy định cụ thể để đảm bảo quyền lợi của hành khách khi chuyến bay bị chậm. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc, hãy cùng chúng tôi theo dõi.

>>> Xem thêm: Đánh giá chất lượng dịch vụ và giá cả của các văn phòng công chứng quận Hoàng Mai

1. Khi nào được coi là chuyến bay bị chậm?

Theo khoản 2 Điều 1 của Thông tư 19/2023/TT-BGTVT, chuyến bay bị chậm là chuyến bay có thời gian khởi hành thực tế muộn trên 15 phút so với thời gian khởi hành theo kế hoạch trong lịch bay căn cứ.

Theo đó, trường hợp không phải do lỗi của hành khách mà chuyến bay bị chậm thì người vận chuyển có nghĩa vụ sau:

Khi nào được coi là chuyến bay bị chậm?

– Cung cấp, cập nhật đầy đủ thông tin cho hành khách theo phương thức thích hợp;

– Xin lỗi hành khách;

– Bảo đảm việc ăn, nghỉ, đi lại.

– Chịu các chi phí khác có liên quan trực tiếp phù hợp với thời gian chờ đợi tại cảng hàng không được quy định trong Điều lệ vận chuyển.

– Phải đảm bảo chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

2. Chuyến bay bị chậm, hành khách được giải quyết những quyền lợi nào?

Cũng theo Thông tư 19/2023/TT-BGTVT, trường hợp chuyến bay bị chậm do lỗi của người vận chuyển, hành khách được giải quyết các quyền lợi sau đây:

>>> Xem thêm: Danh sách các văn phòng công chứng quận Thanh Xuân nhận công chứng thứ 7 chủ nhật

– Đối với chuyến bay chậm từ 02 giờ trở lên:

  • Trong phạm vi cung cấp dịch vụ của người vận chuyển, chuyển đổi hành trình phù hợp cho hành khách hoặc chuyển sang chuyến bay khác để hành khách tới được điểm cuối của hành trình;
  • Miễn trừ điều kiện hạn chế về chuyển đổi hành trình hoặc chuyển đổi chuyến bay và phụ thu liên quan (nếu có) cho hành khách;

– Đối với chuyến bay chậm từ 05 giờ trở lên:

Trường hợp hành khách không yêu cầu người vận chuyển thực hiện nghĩa vụ theo quy định mà yêu cầu hoàn trả tiền vé, người vận chuyển hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng theo sự lựa chọn của hành khách tại cảng hàng không hoặc tại các văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc đại lý bán vé do hãng hàng không chỉ định;

Xem thêm:  Hộ chiếu hết hạn có phải nộp lại không?

– Đối với chuyến bay chậm kéo dài:

  • Bên vận chuyển giải quyết các quyền lợi nêu trên
  • Ngoài ra, nếu hành khách có yêu cầu, người vận chuyển phải thực hiện bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay theo quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

3. Hành khách được hoàn vé máy bay như thế nào?

Theo Thông tư 19/2023/TT-BGTVT, trường hợp chuyến bay bị trễ do lỗi của bên vận chuyển, hành khách sẽ được hoàn lại vé máy bay, việc hoàn vé được quy định cụ thể như sau:

>>> Xem thêm: Đăng ký làm sổ đỏ online tại đâu? Thủ tục cách thức tiến hành cụ thể như thế nào?

– Miễn trừ điều kiện hạn chế về hoàn vé và phí hoàn vé (nếu có);

– Vé hoàn toàn chưa được sử dụng, khoản chi hoàn sẽ bằng số tiền vé mà hành khách đã trả; tiền vé bao gồm các khoản:

Hành khách được hoàn vé máy bay như thế nào?
  • Giá dịch vụ vận chuyển;
  • Các khoản thuế, phí do Nhà nước quy định, giá dịch vụ bảo đảm an ninh hành khách, hành lý, giá phục vụ hành khách tại cảng hàng không, sân bay mà hãng hàng không thu hộ;
  • Các khoản phụ thu khác có liên quan theo hóa đơn hợp pháp do hành khách cung cấp.

– Vé đã được sử dụng một phần, khoản chi hoàn sẽ không thấp hơn chênh lệch giữa tiền vé đã trả và tiền vé, các dịch vụ khác đã sử dụng cho hành trình của hành khách.

Trên đây là giải đáp về quyền lợi của hành khách khi chuyến bay bị chậm. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

Xem thêm:  Thủ tục xét tuyển đặc cách viên chức thế nào?

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các tìm kiếm liên quan:

>>> Văn phòng công chứng Hà Nội những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, nâng cao chất lượng dịch vụ của các văn phòng, giá cả cạnh tranh hợp lý.

>>> Công chứng di chúc tại đâu? Văn phòng công chứng nào nhận làm trọn gói dịch vụ công chứng di chúc tại nhà với giá cả hợp lý?

>>> Cần làm dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh tại nội thành Hà Nội vào thứ 7, chủ nhật thì liên hệ ai để được hỗ trợ?

>>> Dịch thuật đa ngôn ngữ là gì? Cần có những điều kiện gì để có thể làm dịch vụ dịch thuật?

>>> Giáo viên tiểu học hạng III phải đáp ứng tiêu chuẩn gì? Lương bao nhiêu?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *