Các cơ sở kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm phải có giấy phép đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp. Nếu bạn quan tâm đến việc xin cấp giấy phép giết mổ gia súc, gia cầm theo quy định của pháp luật, hãy theo dõi bài viết này để được hướng dẫn.

>>> Xem thêm: Sổ hồng là gì? Hướng dẫn chi tiết cách đọc thông tin trên sổ hồng

1. Giấy phép giết mổ gia súc, gia cầm là gì?

Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thuộc nhóm cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi hoạt động. Theo đó, giấy phép giết mổ gia súc, gia cầm chính là giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Giấy phép giết mổ gia súc, gia cầm được cấp cho cơ sở kinh doanh có đủ điều kiện về địa điểm giết mổ quy định tại Điều 20 Nghị định 66/2016, sửa đổi bởi Nghị định 123 năm 2018:

– Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải có khoảng cách an toàn với khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường quốc lộ, sông, suối, nguồn cung cấp nước sinh hoạt, trại chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm và các nguồn gây ô nhiễm;

– Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm khi hoạt động phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

1. Giấy phép giết mổ gia súc, gia cầm là gì?

>>> Xem thêm: Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu và những giấy tờ cần thiết

2. Thủ tục xin cấp giấy phép giết mổ gia súc, gia cầm

2.1. Thành phần hồ sơ

Theo khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010, hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

2. Thủ tục xin cấp giấy phép giết mổ gia súc, gia cầm

>>> Xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ giả chi tiết dễ hiểu nhất

Xem thêm:  6 trường hợp nào phải đăng ký xe tạm thời để được lưu thông?

2.2. Cơ quan giải quyết

Điều 35 Luật An toàn thực phẩm quy định về thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Trong đó, hoạt động kinh doanh giết, mổ gia cầm thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục Thú y cấp tỉnh thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Vì vậy, thẩm quyền cấp giấy phép là Chi cục Thú y cấp tỉnh.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cần hồ sơ quan trọng gì?

2.3. Trình tự thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Chi cục Thú y tỉnh – nơi đặt cơ sở.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và các giấy tờ liên quan.

Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, cần sửa đổi, bổ sung thì cán bộ thú y trực tiếp kiểm tra hướng dẫn chủ kinh doanh để hồ sơ hợp lệ.

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cơ quan Thú y có phải tiến hành kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh đối với cơ sở trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Chi cục Thú y sẽ thành lập Đoàn kiểm tra các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về vệ sinh thú y, cũng như các trang thiết bị, phương tiện, các dụng cụ sử dụng… đối với cơ sở.

Nếu đủ điều kiện thì đoàn sẽ xác nhận vào biên bản kiểm tra; nếu cơ sở không đảm bảo yêu cầu thì đoàn sẽ hướng dẫn chủ cơ sở sửa chữa đúng quy định.

Bước 4: Chi cục Thú y cấp giấy phép

Bước 5: Chủ cơ sở kinh doanh nhận giấy phép  tại Chi cục Thú y tỉnh.

Trên đây là giải đáp về: Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép giết mổ gia súc, gia cầm. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Chuyên viên là gì? Tiêu chuẩn và mức lương của chuyên viên

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm

>>> Chế độ phụ cấp nhà ở với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thế nào?

>>> Hướng dẫn chi tiết cách tính phí công chứng văn bản hủy hợp đồng ủy quyền

>>> Những bí kíp tìm đối tác kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp

>>> Dịch vụ công chứng ngoài trụ sở đảm bảo hiệu quả lấy ngay

>>> Phí công chứng theo khung giá mới nhất đang áp dụng

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *