Hiện nay, mỗi công dân đều được Nhà nước quản lý theo số định danh. Tùy từng lĩnh vực các số định danh có thể không giống nhau, tuy nhiên nhất định phải nhớ 3 dãy số định danh này.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách đọc thông tin sổ hồng chính xác mới hiện nay

1. Số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước

Trong 3 dãy số định danh bắt buộc cần nhớ, đầu tiên phải kể đến số định danh cá nhân là số thẻ Căn cước công dân.

Theo Điều 12 Luật Căn cước công dân, số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dùng để cập nhật, chia sẻ và khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

>>> Xem thêm: Chứng thực chữ ký ở đâu? Quy trình làm có gì cần chú ý?

Số định danh cá nhân do Bộ Công an quản lý thống nhất trên toàn quốc. Mỗi công dân Việt Nam đều được cấp một mã định danh cá nhân khác nhau, không lặp lại ở người khác.

Cấu tạo của số định danh cá nhân được quy định tại Điều 13 Nghị định số 137/2015/NĐ-CP như sau:

Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.

2. Số biển định danh của xe là 1 trong 3 dãy số định danh buộc cần nhớ

Biển số định danh là biển số xe được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe. Biển số định danh có seri biển số, ký hiệu, kích thước của chữ và số, màu biển số theo quy định tại Thông tư 24/2023/TT-BCA.

Biển số xe định danh được cấp sẽ theo tổ chức, cá nhân suốt đời nhằm hỗ trợ cho việc quản lý, truy xuất thông tin của phương tiện và thông tin của chủ xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu.

Hiện nay, biển số xe định danh được cấp và quản lý theo quy định tại Điều 3 Thông tư 24 của Bộ Công an như sau:

– Chủ xe là công dân Việt Nam: Biển số xe quản lý theo số định danh cá nhân.

Xem thêm:  Khoản hỗ trợ học phí của sinh viên sư phạm có thể sẽ bị cắt?

– Chủ xe là người nước ngoài: Biển số xe quản lý theo số định danh của người nước ngoài do hệ thống định danh và xác thực điện tử xác lập hoặc số thẻ thường trú, số thẻ tạm trú hoặc số Chứng minh thư khác do cơ quan có thẩm quyền cấp.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn làm thủ tục công chứng thừa kế hợp lệ

– Chủ xe là tổ chức: Biển số xe được quản lý theo mã định danh điện tử của tổ chức do hệ thống định danh và xác thực điện tử xác lập; trường hợp chưa có mã định danh điện tử thì quản lý theo mã số thuế hoặc quyết định thành lập.

Đối với xe đã đăng ký biển 5 số trước ngày 15/8/2023 mà chưa làm thủ tục thu hồi thì số biển số đó được xác định là biển số định danh của chủ xe (theo khoản 1 Điều 39 Thông tư 24).

3. Số định danh bảo hiểm

>>> Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng ủy quyền hiện nay là bao nhiêu?

Trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, người dân cũng có số định danh. Số định danh bảo hiểm của công dân chính là mã số bảo hiểm xã hội, số thẻ bảo hiểm y tế. Mã số này do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp và được ghi trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

Cụ thể, khoản 2.13 Điều 2 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 định nghĩa: Mã số bảo hiểm xã hội là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp để ghi trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, tại Điều 3 Quy chế xác lập, sử dụng và quản lý mã định danh y tế ban hành kèm theo Quyết định 2153/QĐ-BYT năm 2020 cũng nêu rõ:

– Sử dụng mã số bảo hiểm xã hội làm mã định danh y tế.

– Mỗi người chỉ được cấp một mã định danh y tế duy nhất và mỗi mã định danh y tế chỉ được cấp cho một người và tồn tại suốt đời.

– Các cơ sở y tế sử dụng mã định danh y tế để liên kết thông tin sức khỏe của người dân với Bệnh án điện tử, Hồ sơ sức khỏe điện tử và các phần mềm thông tin y tế khác.

Trên đây là giải đáp về: Mỗi người đều có 3 dãy số định danh bắt buộc cần nhớNgoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Các loại phụ cấp công chức, viên chức thay đổi thế nào từ 01/7/2024?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm

>>> Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội?

>>> Những điều bạn cần chú ý khi làm hợp đồng thuê nhà để tránh việc bị lừa đảo

>>> Danh sách công ty dịch thuật uy tín khu vực Hà Nội

>>> Di chúc miệng là gì? Pháp luật có công nhận di chúc miệng hợp pháp không?

>>> Công chứng ngoài giờ hành chính miễn phí dịch vụ

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *