Thành lập Chi đoàn là điều bắt buộc trong các tổ chức thuộc Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Vậy các quy định về điều kiện thành lập chi Đoàn có được quy định hay không? Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về điều kiện tối thiểu để thành lập chi Đoàn là gì?

>>> Xem thêm: Đánh giá chất lượng dịch vụ của văn phòng công chứng Nguyễn Văn Huyên trên địa bàn

1. Chi Đoàn là gì?

Chi Đoàn là tổ chức cơ sở của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, chuyên tập hợp các thanh thiếu niên và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đoàn kết và phát triển của Đoàn.

Chi Đoàn là gì?

Chi Đoàn hoạt động như một đơn vị thuộc tổ chức cơ sở Đoàn, tổ chức các buổi sinh hoạt hàng tháng và có khả năng thành lập các phân Đoàn trong trường hợp cần thiết. Đặc biệt, ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hoặc nơi có đoàn viên phân tán trên diện rộng, Chi Đoàn có thể tổ chức các buổi sinh hoạt định kỳ mỗi 03 tháng một lần.

Mục tiêu của Chi Đoàn là tập hợp ít nhất 30 đoàn viên để thực hiện các hoạt động và mục tiêu của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

2. Thành lập chi đoàn cần những điều kiện gì?

Đơn vị có 03 thành viên trở lên sẽ đủ điều kiện tối thiểu để thành lập chi Đoàn, các thanh niên phải đủ tiêu chí như sau:

  • Thứ nhất: thanh niên nằm trong khoảng từ 16-30 tuổi.
  • Thứ hai: mỗi người cần tích cực học tập, lao động bảo vệ Tổ quốc.

Thanh niên luôn luôn phấn đấu vì mục đích, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc. Mỗi thanh niên để trở thành đoàn viên cần tích cực học tập, lao động làm theo tấm gương của Bác, hoạt động xã hội và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện tốt các nhiệm vụ gắn bó với thanh niên.

  • Thứ ba: mỗi người đều đã tìm hiểu về Đoàn và điều lệ của Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức của cơ sở Đoàn.
  • Thứ tư: Mỗi chủ thể cần có lai lịch rõ ràng, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước.

Điều kiện tối thiểu thành lập chi đoàn là cần phải có đủ số lượng đoàn viên theo đúng quy định của điều lệ Đoàn. Trong trường hợp không đủ đoàn viên thì Đoàn cấp trên có trách nhiệm giới thiệu đoàn viên đến cơ sở Đoàn phù hợp. Chi đoàn có thể thành lập các phân đoàn khác nhau.

>>> Xem thêm: Danh sách các văn phòng công chứng tại quận Hoàng Mai nhận làm trọn gói dịch vụ sang tên sổ đỏ

3. Thành lập chi đoàn cần những thủ tục gì?

Thành lập 1 chi đoàn áp dụng đối với các đơn vị có đủ tiêu chuẩn, tuân theo quy định của Điều lệ Đoàn và hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn.

Xem thêm:  Quyền sử dụng đất bỏ hoang bị mất sau bao nhiêu năm?

Bước 1: Công văn được cấp uỷ Đảng hoặc lãnh đạo của đơn vị gửi về tổ chức Đoàn có thẩm quyền. Công văn và hồ sơ thành lập gồm:

  • Công văn đề nghị thành lập tổ chức Đoàn tại đơn vị
  • Đề án thành lập tổ chức cơ sở đoàn
  • Dự thảo phương hướng hoạt động trong thời gian lâm thời
  • Danh sách trích ngang Ban Chấp hành lâm thời dự kiến
  • Danh sách tổng hợp Đảng viên, Đoàn viên, Đoàn viên ưu tú (nếu có)

Bước 2: Đoàn cấp trên có trách nhiệm tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ, phối hợp thống nhất với lãnh đạo đơn vị và Tổ chức Đoàn có thẩm quyền để chuẩn bị thành lập.

Bước 3: Tổ chức thực hiện buổi lễ ra mắt và trao quyết định thành lập cho các đơn vị.

Lưu ý: Các cấp bộ Đoàn có trách nhiệm rà soát nắm giữ tình hình đoàn viên, thanh niên tại đơn vị, địa phương. Nắm bắt kịp thời các đơn vị đủ điều kiện thành lập tổ chức Đoàn, chủ động tiếp cận với các lãnh đạo và hướng dẫn các hồ sơ thủ tục để thành lập tổ chức Đoàn ở đơn vị.

Sau khi các tổ chức Đoàn thành lập, đơn vị ra quyết định thành lập phải hướng dẫn cơ sở Đoàn mới thực hiện hồ sơ khắc con dấu theo đúng quy định đề ra.

>>> Xem thêm: Khi các văn phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật cung cấp các dịch vụ thì giá dịch vụ có cao hơn ngày thường kkhông?

4. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi Đoàn là gì?

Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn. Ở mỗi cấp cơ quan lãnh đạo của Đoàn là đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên của cấp ấy.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi Đoàn là gì?
  • Giữa hai kỳ đại hội, Ban chấp hành do đại hội Đoàn bầu ra là cơ quan lãnh đạo. Giữa hai kỳ họp Ban chấp hành cơ quan lãnh đạo Ban thường vụ do Ban chấp hành và các cấp bầu ra. Số lượng Uỷ viên Ban chấp hành cấp cao nào do Đại hội cấp đó quyết định theo hướng dẫn của Ban thường vụ Trung ương Đoàn. Số lượng Ủy viên Ban thường vụ không quá ⅓ số lượng Ủy viên Ban chấp hành. Ở cấp Trung ương, số lượng Bí thư Trung ương Đoàn không quá ⅓  số Ủy viên Ban Thường vụ.
  • Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh, đúng đắn, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.
  • Các thành viên trong Đoàn sẽ được thông báo và phát biểu ý kiến của mình trước khi quyết định các công việc hay quyết định nghị quyết Đoàn
  • Đại hội, hội nghị các cơ quan lãnh đạo của Đoàn có giá trị ⅔ số thành viên được triệu tập tham dự. Quyết định của đại hội, hội nghị chỉ có giá trị khi có sự đồng ý của ½ số thành viên tham dự.
Xem thêm:  Địa chỉ văn phòng công chứng quận Ba Đình

Trên đây là thông tin giải đáp về vấn đề điều kiện để thành lập chi Đoàn là gì? Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khóa tìm kiếm:

>>> Phí công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền ở các cơ quan nhà nước thẩm quyền có cao không?

>>> Hướng dẫn chi tiết, đầy đủ về thủ tục công chứng giấy ủy quyền tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

>>> Quy định hiện hành về thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đất đai

>>> Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà trung bình của các văn phòng công chứng tại quận Hà Đông thành phố Hà Nội.

>>> Sửa giấy khai sinh ở đâu? Cần những điều kiện gì để sửa giấy khai sinh?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *