Thi nâng ngạch công chức là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công chức. Dưới đây là toàn bộ các quy định mới về vấn đề này.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách phân biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng chuẩn xác nhất 2023

1. Ngạch công chức là gì?

1.1 Ngạch là gì?

Khoản 4 Điều 7 Luật Cán bộ công chức 2008 định nghĩa về ngạch công chức như sau:

Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức

Theo đó, có thể hiểu ngạch công chức là chức danh công chức, phân theo từng ngành và thể hiện cấp độ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đây cũng là căn cứ để bổ nhiệm công chức vào vị trí tương ứng với trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Đồng thời, trong quá trình công tác, khoản 3 Điều 42 Luật Cán bộ, công chức nêu rõ, để được bổ nhiệm vào ngạch, công chức phải thuộc một trong các trường hợp sau:

– Người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự;

– Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch;

– Công chức chuyển sang ngạch tương đương.

Hiện nay, ngạch của công chức được phân thành 05 loại: Loại A, B, C, D và ngạch khác theo quy định của Chính phủ.

1.2 Nâng ngạch là gì?

Theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức, sau khi được tuyển dụng, công chức sẽ được bổ nhiệm vào ngạch. Trong quá trình làm việc, phấn đấu, công chức có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của ngạch cao hơn thì được đăng ký thi hoặc xét nâng ngạch.

Nếu công chức thông qua được kỳ thi hoặc kỳ xét nâng ngạch thì sẽ được nâng lên ngạch cao hơn so với ngạch hiện đang giữ. Chế độ lương, phụ cấp của công chức cũng được chuyển tương ứng với ngạch cao hơn sau khi được nâng.

>>> Xem thêm: Phí công chứng theo biểu giá mới nhất 2023

1. Ngạch công chức là gì?

2. Thủ tục thi nâng ngạch công chức

2.1 Điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch công chức

Nội dung này hiện đang được quy định cụ thể tại khoản 9 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức sửa đổi gồm:

– Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm thi nâng ngạch.

– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật.

– Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn.

– Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ của ngạch công chức đăng ký dự thi. Riêng chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, công chức sẽ được coi là đáp ứng yêu cầu nếu có bằng tốt nghiệp chuyên môn chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tin học hoặc được miễn thi.

– Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu đối với từng ngạch công chức. Nếu trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc ở vị trí có yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp và dùng để xếp lương thì được tính là tương đương với ngạch công chức hiện giữ.

Xem thêm:  Có bị phạt nếu dùng căn hộ chung cư để làm văn phòng hay không?

Khi đó, thời gian tương đương này phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ ngạch dưới liền kề với ngạch dự thi tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ.

Ngoài điều kiện bản thân công chức, để được đăng ký dự thi nâng ngạch còn phải căn cứ vào:

– Vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

– Số lượng chỉ tiêu nâng ngạch của cơ quan, tổ chức sử dụng công chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Do đó, không chỉ công chức phải đáp ứng các điều kiện mà còn phải dựa vào số lượng chỉ tiêu nâng ngạch của cơ quan đã được phê duyệt cũng như cơ cấu ngạch công chức.

>>> Xem thêm: Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cần những giấy tờ nào?

2.2 Hồ sơ thi nâng ngạch công chức

Hồ sơ thi nâng ngạch công chức được quy định tại Điều 36 Nghị định 138/2020/NĐ-CP gồm:

– Sơ yếu lý lịch (trước khi hết hạn cuối cùng nộp hồ sơ ít nhất 30 ngày) có xác nhận của cơ quan quản lý, sử dụng công chức.

– Bản nhận xét, đánh giá của cơ quan, tổ chức sử dụng công chức về các tiêu chí: Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi.

– Văn bản, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch (bản sao). Nếu đã có chuẩn đầu ra ngoại ngữ/tin học tương ứng yêu cầu ngạch dự thi nâng ngạch hoặc được miễn thi ngoại ngữ/tin học thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ/tin học.

– Hồ sơ, tài liệu khác về tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức thi nâng ngạch.

2.3 Môn thi, hình thức thi và thời gian thi nâng ngạch

Hiện nay, môn thi, hình thức cũng như thời gian và trình tự, thủ tục thi nâng ngạch đang được quy định cụ thể tại Nghị định 138 năm 2020.

Theo Điều 37 Nghị định 138/2020, công chức phải thi 04 môn để nâng ngạch: Môn kiến thức chung, môn ngoại ngữ, môn tin học và môn chuyên môn, nghiệp vụ.

Hình thứcNội dungThời gianMiễn thi
Kiến thức chung
Trắc nghiệm– Hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội.
– Quản lý hành chính Nhà nước.
– Công chức, công vụ;
– Chức trách, nhiệm vụ theo yêu cầu của ngạch dự thi
60 câu hỏi trong thời gian 60 phútKhông quy định
Ngoại ngữ
Trắc nghiệmMột trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc theo yêu cầu của ngạch dự thi30 câu hỏi trong vòng 30 phút– Tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác;
– Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số;
– Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn trình độ, tiêu chuẩn của ngạch dự thi;
– Có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ hoặc ở trình độ cao hơn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của ngạch dự thi do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam.
Tin học
Thi trắc nghiệmTheo yêu cầu của ngạch dự thi30 câu hỏi trong vòng 30 phútCó bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.

Riêng môn chuyên môn, nghiệp vụ thì tùy vào từng ngạch muốn nâng mà công chức có hình thức, nội dung, thời gian thi khác nhau. Cụ thể:

Xem thêm:  Loại hình xếp loại nào áp dụng cho giáo viên nghỉ thai sản?
STTNâng ngạchHình thức, nội dung thi
1Nâng ngạch lên ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương+ Hình thức: Thi viết đề án tối đa 08 tiếng và thi bảo vệ đề án tối đa 30 phút;
+ Nội dung: Theo yêu cầu của ngạch dự thi.
+ Thang điểm: 100 điểm cho mỗi hình thức thi.
2Nâng ngạch lên ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương+ Hình thức: Thi viết;
+ Thời gian: 180 phút
+ Nội dung: Theo yêu cầu của ngạch dự thi;
+ Thang điểm: 100 điểm.
3Nâng ngạch lên ngạch cán sự hoặc tương đương; ngạch chuyên viên hoặc tương đương+ Hình thức: Thi viết;
+ Thời gian 120 phút;
+ Nội dung: Theo yêu cầu của ngạch dự thi;
+ Thang điểm: 100 điểm.

2.4 Thi nâng ngạch công chức phải nộp bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 92/2021/TT-BTC, lệ phí thi nâng ngạch công chức gồm:

STTNội dung thuMức thu
1Nâng ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương
1.1Dưới 50 thí sinh1,4 triệu đồng/thí sinh/lần
1.2Từ 50 đến dưới 100 thí sinh1,3 triệu đồng/thí sinh/lần
1.3Từ 100 thí sinh trở lên1,2 triệu đồng/thí sinh/lần
2Nâng ngạch chuyên viên, chuyên viên chính và tương đương
2.1Dưới 50 thí sinh700.000 đồng/thí sinh/lần
2.2Từ 50 đến dưới 100 thí sinh600.000 đồng/thí sinh/lần
2.3Từ 100 thí sinh trở lên500.000 đồng/thí sinh/lần
3Phúc khảo150.000 đồng/bài thi

2.5 Sau bao lâu biết kết quả thi nâng ngạch?

Theo Điều 39 Nghị định 138 năm 2020, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chấm thi, Hội đồng thi nâng ngạch phải báo cáo người đứng đầu về kết quả chấm thi đồng thời công khai cũng như gửi thông báo đến công chức dự thi được biết.

Từ ngày thông báo kết quả điểm thi, trong thời gian 15 ngày, công chức dự thi có quyền phúc khảo. Kết quả phúc khảo sẽ được công bố chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn.

2. Thủ tục thi nâng ngạch công chức

>>> Xem thêm: Cộng tác viên là gì? Công việc cộng tác viên bán hàng như thế nào?

Chậm nhất 05 ngày công bố kết quả phúc khảo, danh sách công chức trúng tuyển sẽ được phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, chậm nhất 05 ngày, công chức sẽ được thông báo bằng văn bản việc trúng tuyển.

Như vậy, sau khi chấm thi xong thì trong khoảng 50 ngày (nếu có phúc khảo) hoặc 20 ngày (nếu không phúc khảo), thí sinh sẽ biết kết quả mình có trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch công chức không.

3. Trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch, lương có tăng?

Cũng theo Nghị định 138, sau khi nhận được danh sách công chức trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch, người đứng đầu công chức quản lý ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với công chức trúng tuyển.

Như vậy, sau khi được bổ nhiệm vào ngạch cao hơn, công chức cũng sẽ được có mức lương mới tương ứng.

Trên đây là giải đáp về: Thi nâng ngạch công chức: Điều kiện, môn thi quy định thế nào? Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm

>>> Mức phí bảo hiểm ô tô bắt buộc là bao nhiêu tiền?

>>> Công chứng di chúc có quy trình làm như thế nào? Có rắc rối không?

>>> Dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ đảm bảo hiệu quả uy tín tại khu vực Hà Nội

>>> Phí công chứng hợp đồng thuê nhà theo biểu giá mới nhất hiện nay là bao nhiêu?

>>> Thủ tục công chứng ủy quyền cần đến những giấy tờ nào?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *