Đặt cọc và tạm ứng là gì? Cùng là hình thức phải đưa trước một số tiền nhất định nên khiến nhiều người không khỏi nhầm lẫn giữa đặt cọc và tạm ứng. Vậy đặt cọc và tạm ứng khác nhau thế nào? Câu trả lời sẽ có ở bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm: Văn Phòng công chứng Khương Trung địa chỉ đáng tin cậy nhất trong các văn phòng công chứng tại nội thành Hà Nội trong năm 2022.
1. Đặt cọc và tạm ứng là gì?
Trước khi tìm hiểu đặt cọc và tạm ứng khác nhau thế nào, bài viết sẽ giải đáp chi tiết định nghĩa của hai khái niệm này.
1.1 Đặt cọc là gì?
Đặt cọc là thỏa thuận mà một trong hai bên sẽ giao cho bên còn lại tài sản đặt cọc, gồm một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng trong một thời hạn nhất định mà các bên thỏa thuận (theo quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015)
>>> Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng cho thuê nhà giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các văn phòng công chứng có sự chênh lệch nhiều không?
Theo đó, khi thực hiện xong việc đặt cọc thì việc xử lý tài sản được giải quyết theo tình trạng của hợp đồng sau đó có thực hiện được hay không. Cụ thể:
– Hợp đồng được giao kết/thực hiện: Bên nhận cọc trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc hoặc các bên thỏa thuận trừ vào nghĩa vụ trả tiền.
– Hợp đồng không được giao kết/thực hiện:
- Bên đặt cọc từ chối: Tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc
- Bên nhận đặt cọc từ chối: Tài sản đặt cọc được trả cho bên đặt cọc và bên nhận cọc phải trả thêm một khoản tiền tương ứng giá trị của tài sản đặt cọc
Lưu ý: Quy định trên không áp dụng với trường hợp có thỏa thuận khác.
Ví dụ: Hai bên đặt cọc 20 triệu đồng để mua bán chiếc xe ô tô. Nếu hợp đồng được thực hiện thì các bên có thể trừ 20 triệu đồng vào tiền mua bán xe hoặc bên nhận cọc trả lại cho bên đặt cọc, đồng thời, bên mua phải trả đầy đủ số tiền để mua bán chiếc xe ô tô.
Ngược lại, nếu các bên không thực hiện được hợp đồng mua bán xe ô tô mà do bên nhận cọc từ chối thì bên này phải trả cho bên đặt cọc số tiền là 40 triệu đồng. Nếu bên từ chối là bên đặt cọc thì 20 triệu đồng sẽ thuộc về bên nhận cọc. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì thực hiện theo thỏa thuận đó.
1.2 Tạm ứng là gì?
Không giống với đặt cọc là một trong các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, tạm ứng không được quy định trong Bộ luật Dân sự. Có thể hiểu, tạm ứng là việc một bên có nghĩa vụ trả tiền đã trả/đặt trước một khoản tiền trong tổng số tiền của nghĩa vụ đó.
Hiện nay, trong kế toán doanh nghiệp, cụ thể là tại Điều 22 Thông tư 200/2014/TT-BTC Bộ Tài chính có đề xuất đến tài khoản 141 là tài khoản tạm ứng.
Trong đó, khoản tạm ứng được hiểu như sau:
b) Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt. Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên (thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, quản trị, hành chính) phải được Giám đốc chỉ định bằng văn bản.
(theo điểm b khoản 1 Điều 22 Thông tư 200/2014/TT-BTC).
Đặc biệt, người nhận tạm ứng chỉ được sử dụng số tiền tạm ứng vào đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt.
Ngoài ra, trong các công ty, việc tạm ứng lương chắc cũng thường xảy ra. Theo đó, người lao động có thể ứng và nhận trước một khoản tiền cố định để thực hiện các công việc cá nhân của mình.
Đồng thời, người lao động và chủ sử dụng lao động sẽ thỏa thuận hình thức trả lại khoản tiền lương ứng trước đó. Có thể trừ vào lương tháng sau hoặc gộp vào các tháng để trả dần…
Như vậy, có thể thấy, do pháp luật không có quy định về tạm ứng nên tùy vào từng trường hợp cụ thể khác nhau, các bên sẽ thực hiện việc tạm ứng theo thỏa thuận.
2. Đặt cọc và tạm ứng khác nhau thế nào?
Sau khi đã hiểu về định nghĩa đặt cọc, tạm ứng, dưới đây là những tiêu chí để biết đặt cọc và tạm ứng khác nhau thế nào?
>>> Xem thêm: Phí công chứng văn bản hủy hợp đồng ủy quyền được xác định như thế nào?
Tiêu chí | Đặt cọc | Tạm ứng |
Căn cứ | Bộ luật Dân sự | Không có |
Định nghĩa | Đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. | Tạm ứng là việc một bên đã trả trước/đặt trước một khoản tiền trong tổng số tiền của nghĩa vụ đó. Việc thanh toán số tiền còn lại sẽ thực hiện theo thỏa thuận của các bên: Có thể khi thực hiện xong mục đích tạm ứng hoặc trong các giai đoạn của việc thực hiện công việc. |
Hình thức | Hợp đồng, thỏa thuận giữa các bên | Xuất hóa đơnBáo cáoViết giấy tay… |
Bản chất | Biện pháp bảo đảm cho việc giao kết/thực hiện một giao dịch (hợp đồng) khác | Không phải biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồngLà một phần của quy trình của các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày=> Là một hình thức độc lập, do các bên tự thỏa thuận với nhau. |
Phạm vi | Hẹp hơn, thường áp dụng trong giao dịch | Rộng hơn, có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống |
Hệ quả | – Hợp đồng được giao kết/thực hiện: Bên nhận cọc trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc hoặc các bên thỏa thuận trừ vào nghĩa vụ trả tiền.- Hợp đồng không được giao kết/thực hiện:Bên đặt cọc từ chối: Tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọcBên nhận đặt cọc từ chối: Tài sản đặt cọc được trả cho bên đặt cọc và bên nhận cọc phải trả thêm một khoản tiền tương ứng giá trị của tài sản đặt cọc | Theo các bên thỏa thuận. Ví dụ, trong hoạt động kế toán doanh nghiệp:- Sử dụng tiền tạm ứng đúng mục đích- Không dùng hết số tiền tạm ứng, phải nộp lại quỹ, không được chuyển cho người khác- Kết thúc công việc phải lập bảng thanh toán tạm ứng kèm các chứng từ gốc để thanh toán cho doanh nghiệp. |
Hậu quả khi vi phạm | Bị phạt cọcPhải bồi thường thiệt hại(theo sự thỏa thuận của các bên) | Do các bên thỏa thuận |
Trên đây là thông tin giải đáp chi tiết về vấn đề: Đặt cọc và tạm ứng khác nhau thế nào? Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Xem thêm các tìm kiếm liên quan:
>>> Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ thực hiện công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng với giá phí công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền là bao nhiêu?
>>> Thủ tục công chứng ủy quyền tại các cơ quan nhà nước gồm những bước nào?
>>> Trung bình giá phí công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của các văn phòng công chứng tại thành phố Hà Nội là bao nhiêu?
>>> Di chúc miệng là gì? Di chúc miệng theo pháp luật hiện hành cần đạt các điều kiện gì để di chúc miệng hợp pháp.
>>> Thừa kế đất đai không có di chúc thực hiện như thế nào?
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch