Sau Tết Nguyên đán, học sinh, người lao động, cán bộ, công chức… quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ Tết dài khiến nhiều người không khỏi sao nhãng, đi trễ. Sau kỳ nghỉ Tết, việc Cán bộ và Công chức đi làm trễ: Kỷ luật cán bộ công chức như thế nào?
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách phân biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng tránh nhầm lẫn
1. Cán bộ, công chức đi làm trễ sau Tết, có bị kỷ luật không?
Sau kỳ nghỉ Tết Âm lịch, cán bộ và công chức thường quay trở lại làm việc sau một thời gian nghỉ ngắn. Tuy nhiên, hiện không có văn bản pháp luật cụ thể nào quy định về việc kỷ luật cán bộ và công chức đi làm trễ sau kỳ nghỉ Tết.
Tuy vậy, theo khoản 1 Điều 6 của Nghị định 112/2020/NĐ-CP:
1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
Theo quy định này, mặc dù pháp luật không quy định cụ thể về việc kỷ luật công chức khi đi làm trễ ngày Tết, tuy nhiên, trong nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể có quy định riêng về chuẩn giờ làm việc, và cán bộ, công chức phải tuân thủ những quy định này. Do đó, nếu vi phạm quy định về giờ làm việc, cán bộ, công chức vẫn có thể bị xem xét kỷ luật.
Có thể kể đến một số quy định quy chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cụ thể, ví dụ:
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tính phí công chứng đơn giản dễ hiểu nhất theo khung giá hiện nay
– Quyết định 67/2017/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn.
1. Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc của Nhà nước, sử dụng hiệu quả thời giờ làm việc.
a) Thời giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước:
+ Buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
+ Buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Thời giờ làm việc này có thể điều chỉnh phù hợp với đặc thù, yêu cầu công tác của từng cơ quan, đơn vị và theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố nhưng phải đảm bảo đủ 08 giờ làm việc/01 ngày làm việc.
– Của ngành Thanh tra tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 01/2021/TT-TTCP:
2. Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc, thời gian họp; không làm việc riêng hay rời cơ quan, đơn vị, vị trí công tác mà không có lý do chính đáng; sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, sạch sẽ.
Có thể thấy, mặc dù không có quy định cụ thể về việc kỷ luật khi đi làm trễ sau Tết, nhưng việc tuân thủ thời gian làm việc, không đi trễ và về sớm khi đi làm là một trong những nguyên tắc cơ bản của người lao động tổng quát và cán bộ, công chức cụ thể.
Vì vậy, tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm cũng như hậu quả của việc đi làm trễ sau Tết mà cán bộ, công chức có thể bị kỷ luật và kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:
Đối tượng | Hình thức kỷ luật |
Cán bộ | Khiển trách. Cảnh cáo. Cách chức. Bãi nhiệm. |
Công chức không giữ chức vụ, lãnh đạo, quản lý | Khiển trách. Cảnh cáo. Hạ bậc lương. Buộc thôi việc. |
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý | Khiển trách. Cảnh cáo. Giáng chức. Cách chức. Buộc thôi việc. |
>>> Xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ giả đơn giản dễ hiểu nhất tại nhà
2. Cần lưu ý 3 điều sau khi đi làm lại sau nghỉ Tết
2.1 Không dùng xe công đi lễ hội
Theo điểm I khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018, cán bộ, công chức không được lợi dụng quyền hạn, chức vụ của mình để sử dụng tài sản công trái phép. Nếu vi phạm, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng (theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 63/2019/NĐ-CP).
2.2 Không đi chùa, lễ hội nếu không được phân công
Căn cứ vào Chỉ thị 19 của Ban Bí thư, cán bộ, công chức chỉ được tham gia lễ chùa, lễ hội khi được phân công và không được tham gia vào các hoạt động mê tín dị đoan. Điều này có nghĩa là nếu không có phân công, cán bộ, công chức không được tham gia lễ chùa và lễ hội trong thời gian làm việc.
>>> Xem thêm: Quy trình làm thủ tục công chứng mua bán nhà đất chi tiết uy tín nhất
2.3 Không dùng rượu bia khai xuân trong giờ làm việc
Rượu và bia có tác động không nhỏ đến hiệu suất làm việc và có thể dẫn đến các hành vi không chuyên nghiệp. Đối với cán bộ, công chức, việc sử dụng rượu và bia trong giờ làm việc là hoàn toàn nghiêm cấm theo Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:
Nghiêm cấm việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực;
Ngoài ra, khi say rượu hoặc bia, cán bộ và công chức có thể phải đối mặt với các hậu quả và hình phạt sau:
– Bị phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng theo điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP khi gây mất trật tự công cộng hoặc thậm chí bị phạt tù đến 07 năm về tội gây rối trật tự công cộng, như quy định tại Điều 318 của Bộ luật Hình sự hiện hành.
– Phải bồi thường thiệt hại nếu việc dùng rượu hoặc bia dẫn đến gây thiệt hại cho người khác, theo quy định tại Điều 596 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
– Bị phạt tiền lên đến 80 triệu đồng theo Điều 6 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (đối với ô tô) và lên đến 40 triệu đồng theo Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (đối với xe máy) nếu vi phạm khi sử dụng rượu hoặc bia và tham gia giao thông.
Trên đây là giải đáp về: Kỷ luật Cán bộ, Công chức đi làm trễ sau kỳ nghỉ Tết thế nào? Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Xem thêm từ khoá tìm kiếm
>>> Thi nâng ngạch công chức: Điều kiện, môn thi quy định thế nào?
>>> Chứng thực chữ ký là gì? Chi phí khi chứng thực được tính như thế nào?
>>> Công chứng di chúc có quy trình làm như thế nào? Có rắc rối không?
>>> Cách tính phí công chứng hợp đồng thuê nhà đơn giản dễ hiểu nhất
>>> Công chứng giấy ủy quyền cần chuẩn bị những giấy tờ nào?
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch