Mưa bão khiến cây cối bật gốc, đổ, gãy gây thiệt hại về người và tài sản không phải trường hợp hiếm gặp. Vậy nếu khi mưa bão xảy ra, cây đổ làm chết người ai phải bồi thường?

>>> Xem thêm: Phân biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng để tránh nhầm lẫn

1. Cây đổ làm chết người ai phải bồi thường cho nạn nhân?

Hiện nay, tình trạng cây đổ trên đường khi mưa, bão, giông … không phải là chuyện hiếm gặp. Đặc biệt là ở những đô thị lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh. Vậy nếu mưa bão, cây đổ, ảnh hưởng đến tài sản, sức khỏe của người đi đường thì cây đổ làm chết người ai phải bồi thường?

Trong mùa mưa bão, để đảm bảo an toàn cho người đi đường, thông thường các cá nhân, đơn vị được giao chăm sóc, bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển cây xanh phải thực hiện cắt tỉa các cành cây để phòng tránh các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra trong mùa mưa bão.

Do đó, việc cây cối bị đổ, bật gốc… khi có mưa bão giông lốc là do các đơn vị, cá nhân này chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và phải có trách nhiệm bồi thường nếu có thiệt hại về người và tài sản.

Theo quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015, chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Thế nên, nếu có thiệt hại về người, tài sản… cho người đi đường khi chẳng may cây cối đổ, ngã… thì cá nhân, đơn vị chủ sở hữu, chiếm hữu, được giao chăm sóc cây xanh phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào người bị thiệt hại cũng có thể được bồi thường bởi theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, chủ sở hữu cây, người được giao chăm sóc cây sẽ không phải bồi thường thiệt hại nếu thuộc một trong các trường hợp:

– Sự kiện bất khả kháng. Trong đó, Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

>>> Xem thêm: Bí kíp tìm đối tác kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp

1. Cây đổ làm chết người ai phải bồi thường cho nạn nhân?

Do vậy, nếu các đơn vị quản lý cây xanh hoặc chủ sở hữu của cây xanh đã làm mọi biện pháp như cắt tỉa các cành cây, buộc cây… nhằm hạn chế tai nạn xảy ra cho người đi đường nhưng do mưa gió cây xanh vẫn đổ, bật gốc… gây thiệt hại thì sẽ không phải bồi thường.

Ví dụ như chủ sở hữu hoặc người được giao trách nhiệm chăm sóc cây xanh… đã thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo an toàn như cắt cành, chằng gốc cây… nhưng khi mưa bão quá to, khiến cây đổ thì đây có thể được xem là sự kiện bất khả kháng.

– Hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Ví dụ như khi đi đường, thay vì đi dưới lòng đường thì người lái xe máy, xe đạp… lại đi lên vỉa hè. Khi mưa bão xảy ra, cây bị đổ trên vỉa hè đè lên người tham gia giao thông. Vậy trường hợp này được coi là lỗi của bên thiệt hại.

Xem thêm:  Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế

Lưu ý: Trong trường hợp này, chủ sở hữu hoặc người được giao chăm sóc cây cũng đã thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo an toàn cho người đi đường bằng cách cắt tỉa cành lá rậm rạp, xum xuê, chằng gốc cây chắc chắn…

Do vậy, để xác định cây đổ làm chết người ai phải bồi thường thì phải xem xét đơn vị quản lý cây xanh đã thực hiện hết trách nhiệm của mình chưa và người đi đường có lỗi hay không?

Lúc này, đơn vị quản lý cây xanh phải chịu trách nhiệm nếu không thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro. Ngược lại, đơn vị này sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu đã thực hiện đủ mọi biện pháp hạn chế nhưng cây vẫn đổ gây tai nạn (trường hợp bất khả kháng) hoặc do lỗi của người đi đường.

Nói tóm lại, để đảm bảo an toàn, mọi người nên hạn chế ra đường khi có bão, gió và các đơn vị quản lý cây xanh phải thường xuyên kiểm tra, cắt tỉa cành lá cây cối. Người tham gia giao thông cũng cần thận trọng di chuyển trên đường khi có mưa bão.

>>> Xem thêm: Tại sao cần phải chứng thực chữ ký? Có thể chứng thực ở đâu?

2. Mức bồi thường thiệt hại khi cây đổ làm chết người [2023]

Khi cây đổ làm chết người thì để xác định mức bồi thường, các bên căn cứ vào Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, khi cây đổ làm chết người đồng nghĩa thiệt hại đã xảy ra khi khi xâm phạm tính mạng người khác.

Do đó, những thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được hướng dẫn chi tiết tại Điều 8 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP gồm:

– Thiệt hại về sức khoẻ tính từ thời điểm sức khoẻ của nạn nhân bị xâm phạm cho đến khi người đó chết gồm: Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hội sức khoẻ và chức năng bị mất, chi phí khám chữa bệnh, thuê xe chở hai chiều đi khám và về nơi ở, chi phí bồi dưỡng sức khoẻ xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng/ngày khám bệnh theo địa bàn nơi có cơ sở khám chữa bệnh theo số ngày trong bệnh án…

– Chi phí mai táng gồm các khoản như mua quan tài, hoả táng hoặc chôn cất, các vận dụng được sử dụng để khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang… Trong đó không bao gồm chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ và bốc mộ.

– Tiền cấp dưỡng cho người mà nạn nhân có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc nuôi dưỡng trước khi chết căn cứ vào thu nhập và khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng nhưng một tháng không thấp hơn 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng cư trú.

– Các thiệt hại khác…

>>> Xem thêm: Chi phí cấp sổ đỏ lần đầu là bao nhiêu?

2. Mức bồi thường thiệt hại khi cây đổ làm chết người [2023]

3. Phải định kỳ chăm sóc, kiểm tra cây trồng trong đô thị

Hiện nay, xã hội đang ngày càng chú trọng hơn đến việc phủ xanh thành phố. Việc trồng cây tại đô thị phải đảm bảo đúng quy trình, chủng loại, tiêu chuẩn và an toàn.

Xem thêm:  Năm 2023, loại cây nào đem lại đền bù cao nhất khi Nhà nước thu hồi đất?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 64/2010/NĐ-CP, cây xanh phải được định kỳ chăm sóc, kiểm tra và xác định tình trạng phát triển để có biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời các tác động ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Khi đó, việc chăm sóc, cắt tỉa cây phải tuân theo thủ tục, quy trình kỹ thuật đồng thời phải bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi: Mùa mưa bão, cây đổ làm chết người ai phải bồi thường? Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Xe không chính chủ bị mất giấy tờ, làm lại thế nào?

>>> Dịch vụ công chứng ngoài giờ hành chính đảm bảo uy tín khu vực Hà Nội

>>> Hướng dẫn chi tiết quy trình làm công chứng hợp đồng mua bán nhà đất

>>> Những câu hỏi thường gặp về cách tính phí công chứng mua bán nhà

>>> Công chứng văn bản thừa kế cần những hồ sơ quan trọng nào?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *