Dịch vụ công (DVC) ở Việt Nam, DVC là yếu tố quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội. Để hiểu rõ hơn dịch vụ công là gì? và các loại DVC tại Việt Nam, bạn có thể xem chi tiết bài viết sau.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Huyên cung cấp các dịch vụ công chứng, chứng thực có uy tín không?

1. Dịch vụ công là gì?

DVC là khái niệm chỉ các dịch vụ do Nhà nước quản lý hoặc ủy quyền cho cơ quan khác thực hiện vì lợi ích chung của công dân, của xã hội.

DVC mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh, không phân biệt giai cấp và mang tính cộng đồng. Đồng thời, nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội.

Dịch vụ công là gì?

Ngoài ra, khái niệm DVC còn được đề cập tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ như sau:

“ Sản phẩm, DVC là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà Nhà nước phải tổ chức thực hiện”

Tóm lại, Việc cung cấp DVC chính là việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ  phục vụ nhu cầu thiết yếu cho xã hội và là nghĩa vụ của Nhà nước.

2. Ba đặc điểm cơ bản của dịch vụ công

Đặc điểm cơ bản của DVC:

  • DVC có thể do Nhà nước thực hiện hoặc ủy quyền cho tư nhân thực hiện nhưng vẫn đảm quyền và lợi ích công cộng;
  • Đối với nguồn kinh phí thực hiện DVC sử dụng ngân sách chi thường xuyên được quy định theo Luật ngân sách nhà nước, được quy định rõ như sau:

+ Kinh phí thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, DVC của các Bộ, cơ quan trung ương từ nguồn ngân sách trung ương;

+ Kinh phí thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, DVC của địa phương từ nguồn ngân sách địa phương.

  • DVC đem đến các lợi ích đáp ứng nhu cầu thiết yếu, tối thiểu cho xã hội, nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng một xã hội phát triển bình đẳng, ổn định.

3. Danh sách các dịch vụ công của Việt Nam hiện nay

Dưới đây là danh sách một số dịch vụ công đã được cập nhật trên cổng Dịch vụ công Quốc gia dành cho  công dân và doanh nghiệp:

  • Các DVC nổi bật của công dân:
  • Dịch vụ đăng ký, cấp giấy phép lái xe, biển số xe (tại địa phương);
  • Các dịch vụ chứng thực, bản sao do cơ quan tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
  • Hỗ trợ điều chỉnh, cấp lại những thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm xã hội.
  • Các DVC nổi bật của doanh nghiệp:
  • Các thủ tục, giấy chứng nhận liên quan đến xuất xứ hàng hóa;
  • Đăng ký hoạt động khuyến mại…

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Hà Nội hiện nay có bao nhiêu văn phòng? Tập trung tại quận nào nhiều văn phòng nhất?

4. Các loại hình dịch vụ công phổ biến

Hiện nay, Việt Nam có 3 loại hình DVC cơ bản: DVC trong lĩnh vực sự nghiệp; DVC trong lĩnh vực công ích và DVC hành chính công. Các loại hình DVC này đều có tầm quan trọng trong việc đem lại lợi ích chung, bình đẳng trong xã hội.

Các loại hình dịch vụ công phổ biến

 4.1. Trong lĩnh vực sự nghiệp

Theo Nghị định số 60/2021/ND-CP: 

“Dịch vụ sự nghiệp công là dịch vụ sự nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; y tế – dân số; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông; khoa học và công nghệ; các hoạt động kinh tế và lĩnh vực khác.”

Hiện nay có 02 loại DVC sự nghiệp công: DVC sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách của nhà nước (được nhà nước đảm bảo chi phí) và DVC sự nghiệp DVC không sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước (không được nhà nước bao cấp).

Xem thêm:  Hóa đơn không yêu cầu thông tin về đơn vị tính, số lượng và đơn giá khi nào?

4.2. Dịch vụ công trong lĩnh vực công ích

Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 32/2019/ND-CP có đưa ra khái niệm đầy đủ về sản phẩm, DVC ích như sau:

“Sản phẩm, dịch vụ công ích là sản phẩm, dịch vụ mà việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí hoặc sản phẩm, dịch vụ có tính chất đặc thù; được Nhà nước trợ giá phần chênh lệch giữa giá tiêu thụ, giá sản phẩm dịch vụ theo quy định của Nhà nước hoặc phần chênh lệch giữa số tiền do người được hưởng sản phẩm, dịch vụ công ích thanh toán theo quy định của Nhà nước, với chi phí hợp lý của nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích để sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng (hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành nếu có).”

Phục vụ lợi ích chung chính là nền móng của DVC. Người dân có quyền được hưởng lợi, phục vụ các DVCích như nhau, nhằm nâng cao chất lượng đời sống và đảm bảo quyền lợi của cá nhân hoặc tổ chức.

Ví dụ về dịch vụ công ích do nhà nước quản lý: trồng và chăm sóc cây xanh, cung cấp nước sạch, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phòng chống dịch bệnh,  quản lý và duy trì các tuyến đường, ga, sân bay thuộc điều hành hệ thống giao thông công, …

Ngoài các dịch vụ công ích do nhà nước quản lý thì còn được ủy quyền cho tổ chức tư nhân nhưng nhà nước vẫn có sự can thiệp (nếu cần thiết) và vẫn phải tuân thủ các quy định của nhà nước.

4.3. Hành chính công (trong lĩnh vực hành chính Nhà nước)

Nghị định số 42/2022/ND-CP của Chính phủ quy định:

>>> Xem thêm: Sổ đỏ là gì? Hiện nay sổ đỏ còn sử dụng được không? Các quy định của pháp luật hiện hành hướng dẫn cách sử dụng sổ đỏ?

“Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý hoặc dưới hình thức thông báo kết quả thực hiện trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý”

DVC hành chính công là loại DVC đặc biệt do cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện, phục vụ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của cá nhân và tổ chức.

Với mục tiêu hàng đầu được đề ra, DVC cung cấp DVCDVC trong lĩnh vực hành chính như: các hồ sơ, giấy tờ, thủ tục, chứng thực, … công bằng đối với quyền và lợi ích chung của công dân. Nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội, không phân biệt giai cấp, đồng thời, giúp phát triển toàn dân và toàn xã hội.

Các DVC hành chính công được nhà nước cung cấp như: thủ tục hành chính như: đăng ký kết hôn, chuyển đổi giấy phép lái xe và dịch vụ cấp giờ như căn cước công dân, hộ chiếu, và chứng chỉ hành nghề hoặc các hoạt động công chứng, chứng thực khác.

Xem thêm:  Thành lập công ty logistics cần điều kiện và thủ tục gì?

– Đặc điểm:

  • Dịch vụ hành chính công không được thiết lập với mục đích tạo ra lợi nhuận;
  • Các dịch vụ kể trên chỉ được thực hiện bởi cơ quan quản lý hành chính của nhà nước thực hiện hoặc cơ quan được nhà nước trao thẩm quyền, Khi đó, các giấy phép, chứng chỉ mới có giá trị về mặt pháp lý;
  • Mọi công dân đều được sử dụng dịch vụ hành chính và có quyền và nghĩa vụ theo quy định chung của pháp luật.

Tóm lại, dịch vụ hành chính công là loại dịch vụ công được thực hiện trong tổ chức nhà nước. Cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý hành chính. Đảm bảo phát triển toàn dân và toàn xã hội.

Trên đây là những thông tin cần thiết có liên quan đến dịch vụ công là gì? Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các tìm kiếm liên quan:

>>> Dịch thuật đa ngôn ngữ là gì? Văn phòng nào cung cấp dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ uy tín, nhanh chóng?

>>> Phí công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tại 165 Giảng Võ hiện nay là bao nhiêu?

>>> Làm thế nào để kiểm tra sổ đỏ giả nhanh nhất, dễ nhất để phát hiện những hành vi làm giả sổ đỏ.

>>> Văn phòng công chứng nào tại quận Đống Đa nhận làm trọn gói dịch vụ làm sổ đỏ tại nhà uy tín, giá rẻ.

>>> Bệnh cúm A là gì? Triệu chứng của cúm A theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *