Nhậu say đánh người là khi không thể kiểm soát được hành vi mà đánh nhau, làm bị thương người khác thậm chí chết người. Vậy, say rượu đánh người gây thương tích sẽ bị xử lý thế nào? Phải bồi thường bao nhiêu?

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Huyên tại Hà Nội có bao nhiêu chi nhánh?

1. Nhậu say đánh người gây thương tích khi say rượu phải bồi thường bao nhiêu?

Khi một cá nhân trong tình trạng say rượu gây thương tích cho người khác, người này sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại gây ra cho nạn nhân, theo quy định của Điều 584 và Điều 585 Khoản 1 trong Bộ Luật Dân sự. Khi một cá nhân xâm phạm sức khỏe của người khác, họ cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ và đúng thời hạn các thiệt hại gây ra theo quy định trong thực tế.

Nhậu say đánh người

Thiệt hại trong trường hợp đánh người và gây thương tích có thể bao gồm cả thiệt hại về sức khỏe và tinh thần. Thường thì khi người ta uống rượu, đặc biệt là khi họ đã say, họ sẽ không kiểm soát được hành vi của mình và thậm chí không nhận thức rõ ràng về hậu quả, dẫn đến các hành vi quá khích có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác.

Do đó, các loại thiệt hại có thể xảy ra trong trường hợp say rượu đánh người bao gồm các khoản sau, theo quy định tại Điều 590 trong Bộ Luật Dân sự năm 2015:

Về sức khỏe: Mức thiệt hại sẽ được tính theo thiệt hại thực tế, bao gồm:

  • Chi phí để chữa trị, bồi dưỡng, và phục hồi sức khỏe và chức năng đã bị giảm sút hoặc mất.
  • Thu nhập thực tế đã bị mất hoặc giảm sút của người bị thương và của người chăm sóc, đặc biệt nếu thương tích nạn nhân nặng và đòi hỏi có người thường xuyên chăm sóc.
  • Các thiệt hại khác.

Về mặt tinh thần: Ngoài khoản tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, người gây thương tích còn phải chịu trách nhiệm bồi thường một khoản tiền bồi thường tinh thần để đền bù các tổn thất tinh thần mà nạn nhân phải chịu đựng.

>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ làm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền giá phí dịch vụ có cao không?

Mức bồi thường thiệt hại tinh thần sẽ được thoả thuận giữa các bên. Trường hợp không có thỏa thuận, mức bồi thường tinh thần tối đa không vượt quá 50 lần mức lương cơ sở. Hiện tại, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng, nhưng từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở sẽ là 1,8 triệu đồng/tháng.

Do đó, mức bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần cụ thể sẽ như sau:

  • Từ nay đến hết ngày 30/6/2023: 74,5 triệu đồng.
  • Từ ngày 01/7/2023 trở đi: 90,0 triệu đồng.

2. Nhậu say đánh người bị xử phạt như thế nào?

Không chỉ người say rượu đánh người phải bồi thường thiệt hại mà căn cứ vào mức độ, tính chất của hành vi, người này còn có thể bị phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự:

2.1 Bị phạt hành chính

Căn cứ Điều 5 Nghị định 144/2921/ND-CP người nào say rượu đánh nhau gây thương tích có thể phải chịu một trong các mức phạt tiền dưới đây:

STTHành vi Mức phạt
1Say rượu, đánh nhau với mục đích cố ý gây thương tích cho người khác nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (điểm a khoản 5)05 – 08 triệu đồng
2Vô ý gây thương tích cho người khác nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (điểm d khoản 1)300.000 – 500.000 đồng
3Sử dụng rượu, bia và đánh nhau làm mất trật tự công cộng (điểm a khoản 2)01 – 02 triệu đồng

2.3 Chịu trách nhiệm hình sự

Không chỉ bị phạt hành chính, nếu hành vi uống rượu say và đánh người gây thương tích thì người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự vì uống rượu không phải là tình tiết miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 13 Bộ luật Hình Sự năm 2015.

Xem thêm:  Chế độ nghỉ ngày đèn đỏ: 4 quy định chị em cần lưu ý

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật giá phí dịch vụ có cao hơn làm trong tuần không?

Theo đó, nếu có dấu hiệu phạm tội, người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khoẻ của người khác với khung hình phạt cao nhất là chung thân tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017.

Chịu trách nhiệm hình sự

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

  • Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  • Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
  • Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
  • Có tính chất côn đồ; Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
  • Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Trên đây là những nội dung liên quan tới nhậu say, đánh người phải bồi thường như thế nào. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Nhập hộ khẩu có cần sổ đỏ không? Quy định mới nhất 2023

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khóa tìm kiếm:

>>> Văn phòng công chứng tại Hà Nội làm trọn gói thủ tục công chứng mua bán nhà giá cả hợp lý

>>> So sánh giá phí thực hiện thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội.

>>> Nên công chứng giấy ủy quyền tại cơ quan nhà nước hay tại các văn phòng công chứng? Ưu và nhược điểm từng trường hợp?

>>> Các văn phòng công chứng thực hiện dịch vụ công chứng ngoài trụ sở có thu thêm phí di chuyển không?

>>> Kiểm điểm, đánh giá xếp loại Đảng viên và những điểm mới cần lưu ý

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *