Body shaming người khác hay không và các quy định của pháp luật về body shaming hiện hành. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan về body shaming.

>>> Xem thêm: Danh sách các văn phòng công chứng nhận làm trọn gói các dịch vụ, thủ tục ngay tại nhà.

1. Body shaming người khác là gì?

Hiện tại, chưa có một định nghĩa chính thống về Body shaming, nhưng có thể hiểu đơn giản rằng đây là việc ám chỉ hoặc chê trách về ngoại hình và cơ thể của người khác thông qua việc sử dụng ngôn ngữ hoặc cử chỉ có tính chất tiêu cực. Các hành động này có thể bao gồm chê trách, chế giễu, đánh giá hoặc phán xét một cách xấu xa về ngoại hình của người khác.

body shaming người khác là gì ?

Người bị ám chỉ hoặc chê trách về ngoại hình thường cảm thấy xấu hổ, tự ti, và có thể chịu tổn thương tinh thần, đau khổ, cảm thấy bị xúc phạm, và có thể phải đối mặt với những suy nghĩ tiêu cực và ám ảnh về bản thân. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến tâm trạng và tinh thần của họ. Một số trường hợp nặng hơn, người bị ám chỉ ngoại hình có thể suy sụp tinh thần đến mức tự tử.

Tóm lại, Body shaming là hành vi chê trách ngoại hình người khác với ý nghĩa tiêu cực, có thể gây ra tác động tâm lý và tình cảm nghiêm trọng đối với nạn nhân, thậm chí dẫn đến hậu quả tồi tệ như tự tử.

2. Body shaming được biểu hiện dưới các hình thức nào?

Bên cạnh việc tìm hiểu về khái niệm Body shaming và biểu hiện của nó, cũng có sự quan tâm lớn đối với cách mà hành động này thể hiện và diễn ra.

>>> Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng cho thuê nhà tại các văn phòng công chứng quận Hai Bà Trưng dao động khoảng bao nhiêu?

Thực tế cho thấy, Body shaming có thể xảy ra vô tình trong các tình huống giao tiếp hàng ngày, bao gồm cả trong các môi trường như bạn bè, đồng nghiệp, và gia đình. Tuy nhiên, để xác định xem một hành vi nào đó có thể được coi là Body shaming, cần xem xét một số yếu tố quan trọng:

  • Tính chất và mục đích của việc chê trách người khác: Nếu hành vi này có tính chất cố ý nhằm chế giễu, miệt thị người khác với mục đích tạo ra tác động tiêu cực đến họ, thì đây có thể được xem là một biểu hiện của Body shaming.
  • Tác động đối với nạn nhân: Cần xem xét liệu việc chê trách này có tạo ra tác động nghiêm trọng không, có khiến nạn nhân rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần, tự ti, bị xúc phạm không? Các tác động tâm lý và cảm xúc của nạn nhân cần được quan tâm.

Hiện nay, có hai hình thức chính của Body shaming, bao gồm miệt thị người khác và miệt thị bản thân:

2.1 Miệt thị người khác

Đây là hình thức phổ biến, đặc biệt là trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo, và các nền tảng trực tuyến khác. Miệt thị người khác có thể bắt nguồn từ những lời đùa giỡn như “béo như lợn, đen như than, dạo này phì lên à…” Tuy nhiên, nó cũng có thể tiến xa hơn và trở thành những lời xúc phạm danh dự và nhân phẩm như “Béo như vậy mà còn đòi thi hoa hậu, không biết ăn gì mà sao người như da bọc xương thế, bố mẹ ăn hết phần của con à mà sao con còi thế…”

2.2 Miệt thị bản thân

Ngoài việc miệt thị người khác, một phần người dân cũng tự miệt thị bản thân. Thường, họ có cảm giác không hài lòng về thân hình, vóc dáng, cân nặng và tự cảm thấy nhút nhát, rụt rè, tự ti, và mặc cảm về những điểm yếu này. Các suy nghĩ tiêu cực về bản thân, lo lắng và bất an là biểu hiện thường gặp.

3. Nguyên nhân dẫn đến body shaming người khác là gì?

Thân thể của mỗi người đều khác nhau, có người đẹp, có người xấu, có người cao, có người gầy… Tuy nhiên, với mỗi quan điểm khác nhau về cái đẹp, cơ thể của con người cũng sẽ được nhận xét đẹp, xấu khác nhau.

Nguyên nhân

Do đó, hiện nay, chúng ta thường gặp Body shaming ngay trong đời sống thường ngày, đặc biệt trên mạng xã hội lại càng nhiều hơn. Thậm chí, có khá nhiều người còn không nhận thức được rằng, lời nói của mình đang Body shaming người khác.

4. Hậu quả

Mọi người có sự đa dạng về thể chất, mỗi cá nhân đều có đặc điểm riêng, có người có ngoại hình đẹp, người có ngoại hình khá, và cũng có người có ngoại hình khác thường. Tuy nhiên, việc đánh giá sự đẹp và xấu của cơ thể con người thường phụ thuộc vào quan điểm và chuẩn mực cá nhân.

Xem thêm:  Cách lấy lại sổ đỏ khi bị người khác chiếm giữ thế nào?

Hiện nay, chúng ta thường gặp phải tình trạng Body shaming ngay trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trên các mạng xã hội, nơi tình huống này trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều đáng nói là có không ít người không nhận ra rằng, những lời nói của họ có thể đang tạo nên tình trạng Body shaming đối với người khác.

5. Cách đối phó với Body shaming

>>> Xem thêm: Công ty luật tại Hà Nội có dịch vụ hướng dẫn chi tiết cách phân biệt sổ đỏ, sổ hồng không?

Bởi những nguyên nhân và phân tích ở trên có thể thấy, nạn nhân của Body shaming có thể là bất cứ ai cũng như người đi Body shaming cũng có thể là bất kỳ ai trong chúng ta. Do những hậu quả nặng nề mà nó đem lại, khi sử dụng mạng xã hội hoặc khi giao tiếp, chúng ta cần phải hết sức cảnh giác để bản thân không bị ảnh hưởng bởi Body shaming cũng như không đi Body shaming người khác.

5.1 Về phía người Body shaming

Cẩn thận trong từng lời lẽ, cử chỉ của bản thân để không biến những lời nói của mình trở thành Body shaming với người khác. Cần phải xem xét từng đối tượng giao tiếp cụ thể để đưa ra những lời nói, hành động vui đùa, trêu ghẹo nhất định.

Và cần đặc biệt cẩn thận khi giao tiếp với các đối tượng nhạy cảm, tự ti, sống khép mình… Cần tạo cho họ sự tin tưởng, thân thiện mà không phải sử dụng lời lẽ tiêu cực khiến những người này càng lâm vào bế tắc.

5.2 Về phía nạn nhân của Body shaming

Nạn nhân của Body shaming là những người phải chịu tổn thương vô cùng lớn. Có thể chỉ vì những lời nói nhận xét không hay về ngoại hình của người khác mà những nạn nhân càng tự ti về ngoại hình, suy sụp tinh thần và có những hành vi tiêu cực khác. Do đó, có thể áp dụng một số biện pháp với nạn nhân của Body shaming như sau:

  •  Thay vì để tâm quá nhiều đến lời nói Body shaming của người khác thì hãy tìm những điều tốt và đẹp cùng giá trị tiềm ẩn của bản thân để giúp bản thân tự tin hơn.
  • Cần phải có suy nghĩ “thoáng” hơn về những khuyết điểm của bản thân. Cần hiểu rằng, con người có xấu và có đẹp, ngoại hình cũng không phải một chuẩn mực để đánh giá người khác. Thậm chí, trong mắt người này đó có thể là xấu nhưng với người khác đó sẽ là tốt. Do đó, khuyết điểm của mình có thể trong mắt những người khác có khi lại là ưu điểm.
  • Nên học cách tự chăm sóc bản thân. Ở đây cần xét đến các phương pháp khoa học, lành mạnh như tập thể dục, chăm sóc bản thân tốt hơn, yêu bản thân nhiều hơn… để gạt bỏ những lời nói tiêu cực.
  • Nên thể hiện rõ quan điểm của bản thân. Nếu bản thân không thích những lời nói trêu ghẹo về khuyết điểm của mình thì có thể nói thẳng với người đó về sự khó chịu của mình.

6. Có bị xử phạt khi Body shaming ?

6.1 Body shaming người khác có bị xử phạt hành chính không?

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng trừ trường hợp:

– Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 21).

– Xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình bị phạt từ 05 – 20 triệu đồng (Điều 54).

Ngoài ra, nếu đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm cá nhân trên môi trường mạng như trên mạng xã hội (Facebook, Zalo…) thì người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng (theo điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

Tuy nhiên, xúc phạm nhân phẩm, danh dự đến mức nào thì phải bị xử lý hành chính thì hiện chưa có văn bản nào quy định cụ thể. Tuy nhiên, có thể hiểu, việc xúc phạm nhân phẩm, danh dự là hình thức Body shaming ở mức độ rất nặng, không còn đơn thuần là những lời nói trêu ghẹo, đùa giỡn thông thường nữa.

Ở đây, Body shaming khiến nhân phẩm, danh dự của nạn nhân bị xâm phạm và để lại hậu quả nghiêm trọng đến mức bị trầm cảm, thậm chí còn muốn tự tử… thì tuỳ vào từng trường hợp, người vi phạm có thể bị phạt tiền theo các mức nêu trên.

Xem thêm:  Xem phim lậu có bị xử phạt không? [Theo quy định mới nhất]

6.2 Body shaming người khác có bị xử phạt hình sự không ?

Ở mức độ nhẹ hơn, người Body shaming có thể sẽ chỉ bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, nếu xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì có thể phải chịu trách nhiệm về Tội làm nhục người khác hoặc Tội vu khống. Cụ thể:

– Tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015): Mức phạt từ cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng và nặng nhất đến 05 năm tù nếu làm nạn nhân tự sát…

– Tội vu khống (Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015): Hình phạt nhẹ nhất là bịa đặt, loan tin không đún nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự người khác sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm và nặng nhất là đến 07 năm tù nếu làm nạn nhân tự sát hoặc vì động cơ đê hèn…

6.3 Phải bồi thường thiệt hại

Ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật (bị phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự), người có hành vi Body shaming người khác còn có thể phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân nếu việc Body shaming gây ra thiệt hại cho người đó.

Theo Điều 592 Bộ luật Dân sự, khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác có thể phải bồi thường thiệt hại bởi đây là một trong những vấn đề được pháp luật bảo vệ và mọi người phải có nghĩa vụ tôn trọng (căn cứ Điều 34 Bộ luật Dân sự).

Về mức bồi thường, theo Điều 592 Bộ luật Dân sự, các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường. Nếu không thoả thuận được thì mức bồi thường tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở (hiện nay đang áp dụng mức 1,49 triệu đồng/tháng). Theo đó, mức bồi thường tối đa sẽ là 14,9 triệu đồng.

Trên đây là giải đáp về Body shaming. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khóa tìm kiếm:

>>> Danh sách các văn phòng công chứng quận Hoàng Mai nhận làm dịch vụ công chứng chứng thực thứ 7, chủ nhật.

>>> Công ty dịch thuật nào tại nội thành Hà Nội có dịch vụ dịch thuật lấy ngay, đảm bảo chất lượng, uy tín.

>>> Phí công chứng văn bản hủy hợp đồng ủy quyền tại các văn phòng công chứng có sự chênh lệnh nhiều không?

>>> Công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế mất thời gian bao nhiêu lâu? Văn bản mang đi công chứng cần có những điều kiện gì để được công chứng?

>>> Đi sai làn đường và hình thức xử phạt

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *