Vị trí việc làm (VTVL) là gì? Khi cải cách tiền lương sắp bắt đầu, việc xếp lương theo VTVL được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt quan tâm. Vậy VTVL là gì? Xác định như thế nào?

>>> Xem thêm: Các văn phòng công chứng quận Hoàng Mai hiện nay có thực hiện dịch vụ công chứng ngoài trụ sở không?

1. Vị trí việc làm là gì?

VTVL là công việc gắn với ngạch của công chức hoặc chức danh nghề nghiệp của viên chức và cũng là căn cứ để cơ quan quản lý công chức, viên chức tuyển dụng và quản lý các đối tượng này.

Đi làm và vị trí việc làm là gì?

Đây là cụm từ được định nghĩa chi tiết tại khoản 3 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 như sau:

3. Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Căn cứ định nghĩa này, có thể thấy, VTVL là căn cứ để tuyển dụng, nâng ngạch và điều động công chức.

Trong khi đó, với viên chức, theo khoản 1 Điều 7 Luật Viên chức năm 2010, VTVL được định nghĩa như sau:

1. Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, đây là căn cứ để xác định số lượng cũng như cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý đối tượng này trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

>>> Xem thêm: Lần đầu làm sổ đỏ thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì, thủ tục gồm những bước nào? Thủ tục xin cấp sổ đỏ làm trong bao nhiêu lâu?

2. Vị trí việc làm được phân loại và xác định như thế nào?

2.1 Phân loại

Sau khi nắm được định nghĩa VTVL là gì, việc phân loại và xác định VTVL cũng được khá nhiều người quan tâm. Theo đó, với từng đối tượng được xác định là viên chức hay công chức thì sẽ có cách phân loại và các tiêu chí phân loại VTVL khác nhau. Cụ thể:

Với viên chức

Theo Điều 5 Nghị định 106/2020/ND- CP, chính phủ đã phân loại VTVL theo khối lượng công việc hoặc theo tính chất, nội dung của công việc như sau:

– Phân loại VTVL theo khối lượng công việc: Do một người hoặc do nhiều người đảm nhận hoặc vị trí việc làm đó có thể kiêm nhiệm được.

– Phân loại VTVL theo tính chất, nội dung công việc:

  • Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý
  • Theo chức danh nghề nghiệp chuyên ngành/chuyên môn dùng chung như hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính…
  • Theo VTVL hỗ trợ, phục vụ.

Với công chức

Tương tự như cách phân loại VTVL của viên chức, đối với công chức, tại Điều 5 Nghị định 62/2020/ND-CP cũng chia VTVL thành các loại như sau:

– Theo khối lượng công việc: Do một người/nhiều người đảm nhiệm hoặc kiêm nhiệm.

– Theo tính chất, nội dung công việc:

  • VTVL quản lý, lãnh đạo
  • VTVL nghiệp vụ chuyên ngành/chuyên môn dùng chung (tài chính, thanh tra, pháp chế, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng…)
  • Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ…
Xem thêm:  Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành: Hồ sơ, thủ tục như thế nào?

2.2 Cách xác định chính xác nhất hiện nay

Căn cứ quy định nêu trên, có thể xác định vị trí việc làm của công chức và viên chức theo các cách sau:

– Nguyên tắc: Đảm bảo tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch và phù hợp với thực tiễn; Mỗi vị trí gắn với một chức danh ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp nhất định…

– Căn cứ xác định: Tính chất, đặc điểm, yêu cầu công việc; Mức độ phức tạp, quy mô công việc; Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin…

Như vậy, căn cứ vào nhiều yếu tố để xác định vị trí việc làm của công chức, viên chức nhưng nhìn chung việc xác định vị trí việc làm giữa công chức và viên chức đều giống nhau.

>>> Xem thêm: Cách phân biệt sổ hồng, sổ đỏ theo quy định của pháp luật hiện hành để sử dụng sổ hồng, sổ đỏ đúng nhất.

3. Sẽ trả lương theo vị trí việc làm như thế nào?

Dự kiến sẽ cải cách tiền lương từ 01/7/2024 nếu không có gì thay đổi (trích phát biểu của Chủ tịch Quốc hội).

Sẽ trả lương theo vị trí việc làm như thế nào?

Do đó, theo tinh thần của Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương, sẽ ban hành bảng lương mới theo vị trí việc làm thay thế cho bảng lương hiện đang tính theo hệ số và mức lương cơ sở hiện nay.

Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo thay hệ thống bảng lương hiện hành, bảo đảm không thấp hơn mức lương hiện hưởng

Cụ thể công chức, viên chức sẽ có 02 bảng lương mới được xây dựng theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo:

– Bảng lương chức vụ áp dụng đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã;

– Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.

Thông qua đó, cần phải đảm bảo các nguyên tắc xếp lương như sau:

– Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì được hưởng lương theo chức vụ đó, nếu giữ nhiều chức vụ thì chỉ được hưởng mức lương chức vụ cao nhất…

– Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau;

– Điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề…

Trong khi đó, việc xếp lương hiện nay đang thực hiện theo công thức: Lương = Hệ số x Lương cơ sở.

Cụ thể, hệ số là con số cố định được ban hành kèm theo phụ lục của Nghị định 204/2004/ND-CP. Mức lương cơ sở là con số cụ thể, áp dụng trong một khoảng thời gian, có chu kỳ trung bình theo từng năm.

Có thể thấy, các trả lương hiện nay còn mang nặng tính bình quân, có tính chất “cào bằng”, chưa làm nổi bật được năng lực của từng công chức, viên chức cũng chưa thể hiện được sự cố gắng, nỗ lực và phân cấp trong các ngạch, chức danh nghề nghiệp khác nhau.

Xem thêm:  Hộ kinh doanh báo cáo thuế như thế nào?

Như vậy, việc xây dựng bảng lương theo vị trí việc làm khi cải cách tiền lương đã khắc phục được những bất cập đang được áp dụng bằng bảng lương hiện hành.

Hiện nay, các Bộ cũng đã gấp rút xây dựng các Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm ở Bộ mình. Độc giả có thể theo dõi bài viết tổng hợp Thông tư hướng dẫn bị trí việc làm công chức, viên chức.

Trên đây là thông tin về vị trí việc làm là gì? Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các tìm kiếm liên quan:

>>> Tìm đối tác hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ tại nội thành Hà Nội, yêu cầu đối tác làm việc uy tín, có trách nhiệm và mong muốn hợp tác lâu dài.

>>> Công chứng ngoài giờ hành chính hiện nay các văn phòng có được thu thêm phí hay không?

>>> Chứng thực chữ ký là gì? Chứng thực chữ ký cần có những yêu cầu gì và hết bao nhiêu tiền?

>>> Tìm cộng tác viên bán hàng, yêu cầu cộng tác viên đi làm được luôn, thân thiện, nhanh nhẹn chăm chỉ, không yêu cầu kinh nghiệm.

>>> Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *