Đi làm sớm sau thai sản có phải đóng BHXH không? Đây là thắc mắc chung của nhiều lao động nữ khi lựa chọn quay lại làm việc sớm hơn quy định để có thêm tiền bỉm sữa cho con. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của Văn phòng Công chứng Nguyễn Huệ.

>>>Xem thêm tại: Hướng dẫn thực hiện Thủ tục công chứng ủy quyền đầy đủ nhất

1. Nghỉ thai sản bao lâu thì được đi làm sớm?

Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) đều ghi nhận thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của người lao động là 06 tháng, trong đó, người ngày được nghỉ trước sinh tối đa không quá 02 tháng.

Trường muốn đi làm sớm trước khi hết thời gian thai sản, người lao động phải nghỉ thai sản ít nhất 04 tháng.

Đây là một trong những điều kiện được quy định tại khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động năm 2019. Theo quy định, lao động nữ chưa nghỉ hết thời gian thai sản mà muốn đi làm sớm phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:

– Đã nghỉ hưởng chế độ thai sản ít nhất được 04 tháng.

– Lao động nữ phải báo trước về việc trở lại làm việc và được người sử dụng lao động đồng ý tiếp nhận vào làm.

– Có giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.

Nghỉ thai sản bao lâu thì được đi làm sớm?

2. Đi làm sớm sau sinh đẻ có phải đóng BHXH không?

Theo quy định hiện hành, lao động nữ đi làm sớm sau thai sản phải đóng BHXH kể từ thời điểm đi làm.

Bởi điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

>>>Xem thêm tại: Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ giả online 24/7, chính xác nhất

Làm rõ hơn cho vấn đề đóng bảo hiểm xã hội khi đi làm sớm sau thai sản, điểm 6.3 khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH còn quy định, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội,  bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Xem thêm:  Khái niệm của thương hiệu và tầm quan trọng của bảo vệ thương hiệu

Bên cạnh việc phải đóng bảo hiểm, ngoài tiền lương, lao động nữ vẫn được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán đầy đủ trợ cấp thai sản cho đến khi hết thời hạn nghỉ chế độ.

Lưu ý, lao động nữ đi làm sớm sau thai sản không được thanh toán tiền dưỡng sức sau sinh bởi theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động ngay sau khi nghỉ hết thời gian thai sản trở lại làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì mới được hưởng chế độ dưỡng sức.

Còn người lao động đi làm sớm đã có giấy xác nhận đủ sức khỏe để làm việc từ trước nên không được thanh toán tiền dưỡng sức sau sinh.

Đi làm sớm sau thai sản có phải đóng BHXH không?

3. Đi làm sớm sau thai sản đóng bảo hiểm theo mức nào?

Người lao động đi làm sớm sau thai sản có hai nguồn thu nhập bao gồm: Tiền trợ cấp thai sản do cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán và tiền lương do người sử dụng lao động chi trả.

Tuy nhiên, người lao động chỉ phải đóng bảo hiểm theo mức lương mà người sử dụng đang trả.

>>>Xem thêm tại: Hợp đồng thuê nhà có cần phải công chứng không?

Bởi theo khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định.

Khoản 2 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH đã hướng dẫn chi tiết về khoản tiền làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:

(1) Mức lương trả theo công việc/chức danh.

(2) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp các yếu tố về lao động.

(3) Các khoản bổ sung khác xác định được mức cụ thể cùng với lương trong hợp đồng lao động và được trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mỗi tháng, người lao động phải trích 10,5% tiền lương để đóng các loại bảo hiểm bao gồm: 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất (BHXH), 1% vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp và 1,5% vào quỹ bảo hiểm y tế.

Trên đây là giải đáp về Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn đầu vào kê khai 2 lần. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Danh sách văn phòng công chứng tại quận Long Biên

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>>Công chứng di chúc có cần giấy tờ của người nhận di sản

>>>Hướng dẫn Thủ tục công chứng thừa kế chi tiết, đầy đủ nhất

>>>Dịch thuật lấy ngay nhanh chóng, chính xác, đầy đủ

>>>Công chứng thứ 7 chủ nhật hỗ trợ công chứng 24/7

>>>Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *