Bệnh đau mắt đỏ( BĐMĐ) xuất hiện nhiều tại các tỉnh, thành phố của nước ta. Vậy đau mắt đỏ là gì? Cần biết thông tin gì về bệnh đau mắt đỏ?

>>> Xem thêm: Phí công chứng mua bán nhà đất giữa các văn phòng công chứng hiện nay có sự chênh lệnh lớn không?

1. Bệnh đau mắt đỏ có dấu hiệu gì?

1.1 Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ

Để rõ ràng điều trị BĐMĐ như thế nào trước hết cần biết các triệu chứng của bệnh này. Cụ thể, triệu chứng của bệnh này được thể hiện cụ thể trong hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định số 40 của Bộ Y tế.

Bệnh đau mắt đỏ có dấu hiệu gì?

Theo đó, có thể đưa ra 03 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh này như sau:

  • Viêm kết mạc cấp tiết tố mủ do vi khuẩn: Hình thái này của bệnh đau mắt đỏ là hình thái viêm kết mạc dạng nhú tối cấp.
  • Viên kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn: Ở hình thái này, BĐMĐ sẽ dễ dàng được nhận biết bởi đây là loại hình thái có màng phủ trên diện kết mạc, có màu trắng xám hoặc trắng ngà. Vi khuẩn này thường là Neisseria Menigitidi, Neisseria Gonorrhoeae hoặc do Streptococcus Pyogene, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu…
  • Viêm kết mạc do vi rút: Đây là loại hình thái có kèm nhú, nhiều tiết tố và/hoặc có giả mặc. Những người bị viêm kết mạc do vi rút thường sẽ kèm theo sốt nhẹ hoặc có biểu hiện của cảm cúm, có hạch trước tai và thường phát triển thành dịch. Các vi rút gây ra đau mắt đỏ là Adeno, Entero…

Thông thường, BĐMĐ sẽ có các triệu chứng sau đây:

– Xuất hiện ban đầu ở một mắt sau đó lan sang hai mắt gồm các triệu chứng như mi phù nề, kết mạc có nhiều gỉ mắt, xuất hiện nhanh mặc dù vừa mới lau sạch, thậm chí có thể xuất tiết hoặc màng giả…

– Tại mắt, nếu bị đau mắt đỏ do vi rút thì có cảm giác cộm như có bụi trong mắt, mi phù nề, ra nhiều dịch màu trắng hoặc hồng, giác mạc có thể viêm…

– Toàn thân có thể có hạch trước tai, sốt nhẹ. Nếu đau mắt đỏ do vi rút thì có thể có triệu chứng cảm cúm như nhức đầu nhẹ, đau mỏi người, sốt nhẹ, có hạch trước tai…

>>> Xem thêm: Cách phân biệt sổ đỏ, sổ hồng đơn giản tại nhà và những quy định của pháp luật có liên quan đến sử dụng sổ đỏ, sổ hồng trong giao dịch dân sự.

1.2 Đau mắt đỏ ủ bệnh bao lâu?

Đau mắt đỏ thường ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày, có mủ nhiều nhất vào ngày thứ 5. Nếu không điều trị kịp thời, giác mạc có thể bị thâm nhiễm rộng, nặng có thể thành áp xe giác mạc và hoại tử thủng giác mạc.

2. Tại sao lại bị đau mắt đỏ?

Hiện nay, có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau mắt đỏ. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh đau mắt đỏ là gì? Có thể kể đến một số như sau:

  • Tiếp xúc gần: Việc tiếp xúc gần có thể chỉ cần bắt tay, chạm vào người bị nghi là đau mắt đỏ hoặc chạm vào bề mặt bị nhiễm vi rút/nhiễm khuẩn sau đó chạm vào mắt.
  • Bị dị ứng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến đau mắt đỏ là do dị ứng với nấm mốc hoặc phấn hoa hoặc các chất khác khiến người bệnh bị dị ứng. Khi bị dị ứng, một số triệu chứng như đau mắt đỏ sẽ xuất hiện.
  • Bị bụi bẩn bay vào mắt khiến mắt bị cộm, đồng thời người này dùng tay tiếp xúc với mắt khiến mắt đỏ và bị kích ứng.
  • Do mắt tiếp xúc với dầu gội, mỹ phẩm cũ, kính áp tròng… và có thể không vệ sinh mắt cẩn thận thì có thể là tác nhân gây ra nhiễm trùng ở mắt hoặc đau mắt đỏ…
Xem thêm:  Nhà đang trả góp có được coi là di sản thừa kế không?

3. Bệnh đau mắt đỏ điều trị như thế nào?

Để điều trị BĐMĐ, Bộ Y tế đưa ra hướng dẫn như sau:

Bệnh đau mắt đỏ điều trị như thế nào?

Người bệnh liên tục rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% để làm sạch mủ và tiết tố. Trong những ngày đầu tiên bị bệnh, người bệnh cần tra thuốc nhỏ mắt nhiều lần, khoảng 15-30 phút/lần.

Khi bệnh thuyên giảm thì có thể giảm số lần tra mắt. Song song với đó, người bệnh có thể tra thuốc mỡ vào buổi trưa và tối bằng một trong các nhóm:

  • Aminoglycosid: tobramycin…
  • Fluoroquinolon: ofloxacin, ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin, gatifloxacin…
  • Thận trọng khi dùng Corticoid: Prednisolon acetat, Fluorometholon.

Nếu đau mắt đỏ do dị ứng thì người bệnh có thể chườm đá lên mắt. Ngoài ra, có thể dùng thêm kháng sinh nếu bệnh có tiến triển nặng, kèm theo triệu chứng toàn thân và chỉ dùng khi bị đau mắt đỏ do lậu cầu, bạch hầu như sau:

– Cephalosprin thế hệ 3:

  • Người lớn: Nếu giác mạc chưa loét thì dùng duy nhất 1gram tiêm bắp; Nếu giác mạc bị loét thì tiêm tĩnh mạch 1 gram x 3 lần/ngày.
  • Trẻ em: Tiêm bắp một liều duy nhất 125mg hoặc 25mg/kg cân nặng với tần suất là 2-3 lần/ngày x 7ngày.

– Fluoroquinolon: Không dùng cho trẻ em dưới 16 tuổi.

– Thuốc nâng cao thể trạng.

Ngoài ra, để phòng bệnh đau mắt đỏ, mọi người có thể tiêm phòng đầy đủ các bệnh cho trẻ em, nâng cao thể trạng và thường xuyên vệ sinh, tra thuốc kháng sinh/sát khuẩn cho trẻ sơ sinh ngay khi mới đẻ…

Trong cuộc sống hằng ngày, mọi người nên hạn chế chạm tay vào mắt, dụi mắt; rửa tay thường xuyên; thay vỏ gối thường xuyên; dùng khăn sạch và không dùng chung khăn…

4. Câu hỏi thường gặp về bệnh đau mắt đỏ

4.1 Đau mắt đỏ kiêng ăn gì?

Theo khuyến cáo của bác sĩ, khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cần phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp để nâng cao sức đề kháng và giúp ngăn ngừa biến chứng xấu nếu có.

>>> Xem thêm: Văn Phòng công chứng Khương Trung địa chỉ đáng tin cậy do khách hàng đánh giá năm 2023

Trong đó, nên bổ sung một số loại vitamin tốt cho mắt như vitamin A, B, C, K: Khoai lang, ớt chuông, cà chua, các sản phẩm từ sữa; trứng, thịt gà, cá hồi, bông cải xanh, nấm; dâu tây, ổi, cam, xoài…

Đồng thời, người bị đau mắt đỏ cũng nên hạn chế ăn các món ăn có mùi tanh như cua, ốc, cà phê, rượu, bia, ớt, tỏi, rau muống…

4.2 Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?

Thường thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày nên tình hình đau mắt đỏ do vu khuẩn sẽ diễn ra trong khoảng 01 tuần. Riêng đau mắt đỏ do vi rút thì bệnh thường kéo dài từ 04 – 07 ngày, thậm chí đến 14 ngày mới khỏi hoàn toàn.

Xem thêm:  Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?

4.3 Đã bị đau mắt đỏ có bị lại không?

Do tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ là do vi rút, vi khuẩn hoặc là do thói quen sinh hoạt của cá nhân và chưa có khẳng định từ Bộ Y tế về việc không bị lại khi đã bị đau mắt đỏ nên một người đã mắc đau mắt đỏ vẫn có thể bị lại.

Trên đây là loạt thông tin cần biết về điều trị bệnh đau mắt đỏ như thế nào. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khóa tìm kiếm:

>>> Thông tin liên hệ các phòng công chứng tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

>>> Văn phòng công chứng nào tại quận Bắc Từ Liên thực hiện dịch vụ sang tên sổ đỏ với giá rẻ nhất.

>>> Thủ tục xin cấp sổ đỏ tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm những nội dùng nào?

>>> Hồ sơ, thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất gồm những gì?

>>> Bị cty đuổi việc khi đang nghỉ thai sản cần xử lý như thế nào?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *