Đường đôi là gì? Hiện nay, vẫn còn nhiều người chưa thực sự biết đường đôi là gì, cách đọc biển báo đường đôi cũng như di chuyển trên đường đôi như thế nào mới đúng luật.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Huyên chất lượng dịch vụ công chứng, chứng thực như thế nào?

1. Đường đôi là gì?

Theo khoản 6 Điều 3 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT quy định:

“Đường đôi là đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa (trường hợp phân biệt bằng vạch sơn thì không phải đường đôi)”

Như vậy, đường đôi là đường có 2 chiều di chuyển, được phân cách bằng một dải phân cách ở giữa. Xe di chuyển theo 2 chiều ngược nhau và mỗi chiều có nhiều làn dành cho ô tô, xe máy, xe đạp, xe thô sơ.

Dải phân cách theo luật quy định, là bộ phận phân tách hai làn đường riêng biệt, mà xe tham gia giao thông không thể và không được phép chạy trên đó. các dạng chủ yếu của dải phân cách là bó vỉa, hộ lan, dải bê tông, dải đất,…

2. Các loại biển báo về đường đôi

Cùng xem qua các loại biển báo về đường đôi để nhận biết khi tham gia giao thông nhé.

2.1. Đường đôi là gì? Biển báo hiệu đường đôi W.235

Các loại biển báo về đường đôi

Biển báo hiệu đường đôi là gì? Đây là loại biển báo được sử dụng với mục đích thông báo cho người tham gia giao thông biết sắp đi vào đoạn đường đôi có dải phân cách cứng ở giữa để phân biệt chiều đi, chiều về.

Biển báo hiệu đường đôi là biển báo nguy hiểm, được đặt ở vị trí đầu đường đôi, phải là nơi dễ quan sát để người tham gia giao thông kịp thời điều khiển phương tiện đi đúng làn đường quy định.

2.2. Biển báo hiệu hết đường đôi W.236

Biển báo hiệu hết đường đôi có nội dung báo hiệu cho người điều khiển phương tiện giao thông biết sắp kết thúc đoạn đường đôi. Nghĩa là phương tiện sắp đi hết đoạn đường có dải phân cách, chuẩn bị chuyển sang đoạn đường hai chiều.

Lúc này, người tham gia giao thông phải điều chỉnh đi đúng làn đường để tránh va chạm với xe ngược chiều khi không còn dải phân cách.

Biển báo hiệu kết thúc đường đôi cũng là biển báo nguy hiểm và được đặt ở cuối của đoạn đường đôi.

3. Cách nhận biết đường đôi khi tham gia giao thông

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Hà Nội chất lượng có tốt hơn các văn phòng công chứng trong thành phố Hồ Chí Minh không?

Hiểu rõ khái niệm đường đôi là gì sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết đường đôi khi tham gia giao thông. Theo đó:

  • Đường đôi bắt buộc phải có dải phân cách ở giữa:
    • Điều này được quy định rõ trong quy chuẩn 41 Điều lệ Báo hiệu đường bộ: “Đường đôi là đường để chỉ những đường mà chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách…”
    • Quy chuẩn này giúp chúng ta có căn cứ để xác định đường đôi. Dải phân cách được đề cập là phần đường ở giữa hai chiều đi và chiều về, được làm cao hơn mặt đường một khoảng nhất định. Dải phân cách có thể là bó vỉa, bê tông, hộ lan tôn sóng hoặc dải đất dự trữ.
    • Các phương tiện không thể sang đường ở những vị trí của dải phân cách, và các phương tiện cũng không được phép lưu thông trên đó.
  • Các vạch dọc nét liền hay nét đứt được vẽ bằng sơn ở giữa hai chiều đường đều không được coi là dải phân cách của đường đôi.

Như vậy, để trở thành đường đôi thì đoạn đường phải đáp ứng đủ hai điều kiện kể trên, cùng các quy định pháp luật có liên quan.

Xem thêm:  Xác định hạn mức đất ở như thế nào?

Nói tóm lại, để nhận biết đường đôi khi tham gia giao thông thì tuyến đường đó phải có từ hai chiều di chuyển, mỗi chiều có từ hai làn xe và giữa hai chiều phải có dải phân cách. Các phương tiện di chuyển theo đúng chiều đi của mình, đảm bảo tuân thủ quy định khi tham gia giao thông.

4. Quy định về giao thông cần tuân thủ khi đi trên đường đôi

Ở phần trên chúng ta đã làm rõ được khái niệm đường đôi là gì, cách đọc các biển báo hiệu đường đôi, cũng như cách nhận biết một đoạn đường đôi. Vậy khi tham gia giao thông trên đường đôi, người dân cần lưu ý và tuân thủ những quy định gì?

4.1. Đường đôi là gì Cách di chuyển trên đường đôi

Người tham gia giao thông cần hiểu các quy định liên quan đến đường đôi. Điều này vừa đảm bảo người dân tuân thủ pháp luật, vừa mang đến an toàn cho chính mỗi người khi tham gia giao thông. Đồng thời việc tuân thủ quy định cũng sẽ bảo vệ cho các quyền lợi của mình theo pháp luật.

Khi di chuyển trên đường đôi, để đi đúng với quy định của luật giao thông đường bộ, người tham gia giao thông chỉ được điều khiển xe trên một làn đường nhất định. Phương tiện chỉ được thay đổi làn đường ở những điểm cho phép. 

Trên đường đôi có phân định rõ từng làn đường cho xe đạp, xe máy và làn đường dành cho xe ô tô. Theo Luật giao thông đường bộ thì người điều khiển xe máy được phép đi trên bất cứ làn đường nào thuộc đường đôi (không bắt buộc một làn đường cụ thể). 

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì người đi với tốc độ thấp hơn nên đi về phía bên phải so với các phương tiện tốc độ cao. Việc chủ động đi về bên phải sẽ đảm bảo người tham gia giao thông làm chủ được tốc độ, cũng như có thể bảo vệ mình trong tình trạng giao thông phức tạp.

Nếu có nhu cầu chuyển làn đường, người điều khiển phương tiện giao thông cần xi nhan báo hiệu trước khi chuyển làn. Cần thông báo trước khi chuyển để những người chạy phía sau có thể nhìn thấy, tránh va chạm dẫn đến tai nạn giao thông. Thời gian báo hiệu cũng phải cân đối đủ, đúng quy định.

4.2. Tốc độ cho phép khi đi trên đường đôi

Tốc độ di chuyển trên đường đôi được quy định tại Điều 8 của Thông tư 31/2019-TT-GTVT. Theo đó:

– Các phương tiện cơ giới (trừ các phương tiện quy định tại Điều 8 của Thông tư này) được đi với vận tốc tối đa 60km/h.

Tốc độ cho phép khi đi trên đường đôi

– 90km/h là vận tốc tối đa đối với các xe ô tô 4 – 7 chỗ và xe ô tô chở từ 30 người trở lên (trừ xe bus), và ô tô có tải trọng tối đa 3.5 tấn.

– Vận tốc tối đa 80km/h đối với các loại xe ô tô từ 30 chỗ trở lên (trừ xe bus) và ô tô có tải trọng trên 3.5 tấn – trừ dòng xe ô tô xi-téc.

– Vận tốc tối đa 70km/h đối với xe buýt, ô tô đầu kéo, xe mô tô và ô tô chuyên dụng (trừ các loại xe trộn vữa hoặc bê tông).

– Vận tốc tối đa 60km/h với các loại ô tô kéo rơ mooc và các dòng xe kéo khác, ô tô trộn vữa và bê tông, ô tô xitec.

– Các dòng xe chuyên dụng khác hoặc xe gắn máy, xe máy điện được áp dụng vận tốc 40km/h.

Xem thêm:  Điều kiện để hóa đơn nước ngoài hợp lệ là gì?

5. Phân biệt đường đôi và đường hai chiều

>>> Xem thêm: Phân biệt sổ đỏ, sổ hồng như thế nào? Cách sử dụng đúng sổ đỏ, sổ hồng theo quy định của pháp luật.

Tất cả thông tin về đường đôi là gì đã được phân tích đầy đủ trong bài viết. Ở phần này chúng ta một lần nữa xác định lại hai khái niệm thường xuyên bị nhầm lẫn, đó là đường đôi và đường hai chiều.

Đường hai chiều là đoạn đường mà phương tiện lưu thông trên đó theo hai hướng ngược nhau nhưng không có dải phân cách ở giữa. Tức là đường vẫn có cả hai chiều đi và chiều về trên cùng một phần đường xe chạy. Khi đó, giữa hai chiều sẽ được phân tách, xác định bằng các vạch kẻ đường. 

Trong trường hợp đường đôi tháo dỡ dải phân cách ở giữa thì đường đôi sẽ trở thành đường hai chiều. Hoặc trường hợp đường đôi bị hư hỏng, sửa chữa, buộc các phương tiện phải đi trên phía còn lại của đường đôi, thì đoạn đường đôi đó cũng trở thành đường 2 chiều.

Trên đây là bài viết chia sẻ về đường đôi là gì. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các tìm kiếm liên quan:

>>> Công chứng di chúc tại nhà có được không? Văn phòng nào nhận làm công chứng di chúc ngay tại nhà?

>>> Dịch vụ sổ đỏ làm tại các văn phòng công chứng có mất nhiều thời gian và chi phí không?

>>> Nên làm dịch vụ công chứng tại các văn phòng công chứng hay làm tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

>>> Dịch thuật đa ngôn ngữ là gì? Các văn phòng công chứng có dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ không?

>>> Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *