Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết đều là hành vi chống trả nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên đây là hai khái niệm độc lập và mang những đặc điểm, tính chất khác nhau.

>>> Xem thêm: Danh sách các văn phòng công chứng quận Hoàng Mai, thông tin và địa chỉ, cách thức liên hệ khi cần.

1. Phòng vệ chính đáng là gì? Tình thế cấp thiết là gì?

Để phân biệt phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết, trước tiên cần hiểu rõ về hai khái niệm này. Theo đó:

Phòng vệ chính đáng là gì

– Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích này.

>>> Xem thêm: Phân biệt sổ đỏ, sổ hồng đặc điểm, công dụng và những quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến sổ đỏ sổ hồng.

– Điều 23 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Đặc biệt, hành vi phòng vệ chính đáng và hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

Xem thêm:  Công chứng ngoài trụ sở, tại nhà riêng

2. 6 điểm khác biệt cần chú ý

>>> Xem thêm: Tôi được thừa kế một mảnh đất, cần làm sổ đỏ. Vậy thủ tục làm sổ đỏ thừa kế cần làm những gì?

Trên thực tế có không ít người nhầm lẫn giữa hành vi phòng vệ chính đáng với hành vi gây thiệt hại trong tình thế khẩn cấp. Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra những điểm khác biệt cơ bản giữa hai khái niệm này:

Tiêu chíPhòng vệ chính đángTình thế cấp thiết
Cơ sở pháp lýĐiều 22 Bộ luật Hình sựĐiều 23 Bộ luật Hình sự
Nguồn nguy hiểm dẫn đến hành viGồm những hành vi nguy hiểm của con người xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, Nhà nước, của tập thể, tổ chức khác…– Do hành vi của con người gây ra; hoặc- Do thiên tai, do súc vật, do sự cố kỹ thuật,… gây ra.
Đối tượng của hành vi– Người phòng vệ chính đáng gây ra thiệt hại cần thiết cho chính người đang có hành vi xâm phạm lợi ích hợp pháp chứ không gây thiệt hại cho người khác.- Việc phòng vệ nhằm loại trừ được nguồn gốc nguy hiểm, bảo vệ được lợi ích hợp pháp.– Đối tượng bị hành vi khắc phục tình trạng nguy hiểm thiệt hại là một lợi ích.- Không được gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe người khác để khắc phục tình trạng nguy hiểm trong tình thế cấp thiết.
Phương thức thực hiệnChống trả lại một cách cần thiết đối với người đang có hành vi xâm phạmGây ra một thiệt hại khác nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa từ nguồn nguy hiểm.
Thiệt hại xảy ra– Người phòng vệ chính đáng được gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm phạm đến lợi ích hợp pháp ở mức độ cần thiết (đủ khả năng loại trừ hành vi xâm phạm của người tấn công).- Mức độ cần thiết có thể là ngang bằng hoặc mức độ thiệt hại lớn hơn so với thiệt hại do hành vi tấn công gây ra miễn là cần thiết để loại trừ hành vi tấn công chứ không quá mức, quá đáng.Mức độ thiệt hại do người thực hiện hành vi trong tình thế cấp thiết gây ra bắt buộc phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Ưu tiên lựa chọn thực hiệnKhông bắt buộc là lựa chọn cuối cùng của người phòng vệ chính đáng.Là lựa chọn cuối cùng do không còn cách nào khác để ngăn chặn thiệt hại xảy ra.
Ví dụA và một nhóm bạn nảy sinh tranh cãi và mâu thuấn. Nhóm bạn này xông vào đánh A, do bị đánh và dồn đến bước đường cùng, khi thấy 1 người định xông vào đánh, A cầm con dao bên cạnh để giơ ra dọa thì chẳng may đâm vào người đang xông đến khiến người này trọng thương.B đang điều khiển xe xuống dốc thì xe bị kẹt phanh, do phía dưới đang có nhiều xe cộ đi lại nên để đảm bảo an toàn cho những người này, B đã đánh lái và đâm vào nhà dân khiến nhà này bị hư hỏng nặng.
6 điểm cần lưu ý

Trên đây là bài viết về phân biệt phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết: 6 điểm khác biệt cần chú ý. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Danh mục công việc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của người lao động

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các tìm kiếm liên quan:

>>> Có nhu cầu muốn tìm đối tác hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản trong thời gian lâu dài, yêu cầu đối tác có kinh nghiệm, trung thực và giữ uy tín.

>>> Các văn phòng công chứng tại quận Ba Đình có công chứng ngoài giờ hành chính không?

>>> Lần đầu chứng thực chữ ký và những điều cần lưu ý khi chứng thực chữ ký tại các văn phòng công chứng

>>> Các văn phòng công chứng tuyển cộng tác viên viết bài content, yêu cầu có kinh nghiệm, đi làm được luôn, chăm chỉ, nhanh nhẹn.

>>> Điểm khuyến khích là gì? Có phải điểm nghề không?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *