Hiệu ứng nhà kính là một trong những vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu rõ hiệu ứng nhà kính là gì? Các biện pháp giúp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm: Phòng công chứng Minh Khai có bao nhiêu chi nhánh trong Thành phố Hồ Chí Minh?
1. Hiệu ứng nhà kính là gì?
1.1 Khái niệm
Theo Khoản 30 của Điều 3 trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020:
“Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng năng lượng bức xạ của Mặt Trời được hấp thụ trong khí quyển sau đó chuyển hóa thành nhiệt lượng gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu.”
1.2 Các loại khí có thể gây ra hiện tượng trên
Theo khoản 1 Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định các loại khí có thể gây nên hiệu ứng nhà kính như sau:
- Carbon dioxide (CO2),
- Methane (CH4)
- Nitrous oxide (N2O).
Các khí khác có hàm lượng thấp nhưng cũng gây ảnh hưởng đến khí nhà kính như hydrofluorocarbons (HFCs), perfluorocarbons (PFCs), sulphur hexafluoride (SF6) và trichlorofluoromethane (CCl3F) .
2. Nguyên nhân và hậu quả
Để hiểu rõ hơn về hiệu ứng nhà kính là gì, hãy cùng tìm hiểu rõ về nguyên nhân cũng như những hậu quả mà nó gây ảnh hưởng đến đời sống con người.
>>> Xem thêm: Địa chỉ cụ thể của văn phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật tại Hà Nội
2.1 Nguyên nhân
Có rất nhiều nhóm khí gây ra hiệu ứng nhà kính, khi ánh nắng mặt trời chiếu đến Trái Đất, một phần ánh sáng được các khí hấp thụ, phần còn lại sẽ được phản xạ ngược lại trong không gian. Cụ thể bao gồm:
Nhóm khí CO2
CO2 được sinh ra và có mặt trong khí quyển thông qua quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí tự nhiên, chất thải rắn, cây cối,…
Ngoài ra khí CO2 còn là kết quả của một vài phản ứng hóa học, trong quá trình sản xuất ra vôi, xi măng. Khí CO2 cũng là nguyên nhân chính gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Nhóm khí CH4
Khí methane là kết quả của các quá trình chăn nuôi, hoạt động nông nghiệp, sự phân hủy của các chất thải hữu cơ tại những bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị.
Nhóm khí N2O
Nitrous oxide là khí gây ra hiệu ứng nhà kính do hoạt động công nghiệp và nông nghiệp. Do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch cũng như trong quá trình xử lý nước thải tại các khu Công nghiệp.
Ngoài khí CO2 ra, các khí CFC, SO2 , O3, các halogen và hơi nước cũng là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. Bên cạnh đó, sự phát triển của dân số và đô thị hóa cũng góp phần gia tăng nhiệt độ gây nên hiệu ứng nhà kính.
2.2. Hậu quả
Hậu quả đầu tiên mà các chất gây lên hiệu ứng nhà kính là ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến đổi của khí hậu. Từ đó dẫn đến những hậu quả như sau:
– Ảnh hưởng đến nguồn nước: Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước cả về số lượng và chất lượng nước trên Trái Đất, dẫn đến sự thiếu nước sạch trong đời sống hàng ngày của con người cũng như trong hoạt động sản xuất.
– Hiện tượng băng tan: Là do quá trình tích tụ của khí nhà kính trong khí quyển, chủ yếu là khí CH4, CO2 về lâu dài dài sẽ làm Trái Đất nóng nên, dẫn đến hiện tượng băng tan ở hai cực. Điều này sẽ làm cho mực nước biển tăng cao, trong tương lai có thể nhấn chìm một số quốc gia trên Thế giới trong đó có Việt Nam.
– Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Hiệu ứng nhà kính khiến cho nhiệt độ trái đất tăng cao, dẫn đến quá trình chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể sống tăng và làm mất cân bằng vốn có. Sức khỏe con người đang bị đe dọa nghiêm trọng khi bệnh tật xuất hiện ngày càng nhiều. Thời tiết nắng nóng hay mưa ẩm cũng góp phần cho các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh phát triển mang mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
– Hiện tượng thời tiết cực đoan : Do tác động của các khí nhà kính dẫn đến hệ sinh thái trên thế giới đang dần bị biến đổi. Từ đó khiến cho các hiện tượng hạn hán, mưa lũ kéo dài quanh năm ở nhiều khu vực ảnh hưởng đến hệ sinh thái, hệ sinh vật học trong tự nhiên làm mất cân bằng hệ sinh thái.
2.3. Các cách khắc phục tình trạng hiệu ứng nhà kính hiệu quả
– Tích cực trồng nhiều cây xanh: Nạn chặt phá rừng là một nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, chiếm 20% lượng khí thải CO2 hàng năm. Để ngăn chặn nạn chặt phá rừng, giảm lượng khí thải của môi trường thì việc tích cực trồng cây xanh, phủ xanh đồi trọc là yếu tố không thể thiếu trong quá trình giảm thiểu hiệu ứng nhà kính hiện nay. Khi phủ xanh rừng, cây xanh cung cấp khí O2 và hấp thụ khí CO2 trong quá trình quang hợp. Từ đó, giúp giảm lượng phát thải khí CO2 trong môi trường, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hiện nay.
>>> Xem thêm: Các văn phòng công chứng có nhận làm trọn gói hợp đồng thuê nhà không?
– Tích cực sử dụng năng lượng tự nhiên: Thay vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt thì chúng ta nên tích cực sử nguồn năng lượng tự nhiên như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, … Bởi việc sử dụng đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như thanh đá dầu mỏ cũng sẽ sản sinh ra lượng lớn khí thải CO2, gây nên hiệu ứng nhà kính.
– Tiết kiệm điện và năng lượng khi không sử dụng: Hằng năm chúng ta đều thấy có chương trình “giờ Trái Đất”, tắt các thiết bị điện khi không sử dụng đến, tiết kiệm điện và nguồn năng lượng sẽ góp giảm sức nóng lên toàn cầu. Tích cực sử dụng ánh sáng tự nhiên sẽ nâng cao sức khỏe của mắt và giúp cơ thể bạn ngày càng khỏe mạnh hơn.
3. Các cách giảm nhẹ phát thải hiệu ứng nhà kính
- Trồng cây xanh để hấp thụ CO2.
- Sử dụng năng lượng tái tạo thay vì nhiên liệu hóa thạch.
- Tiết kiệm điện và năng lượng.
- Phát triển thị trường Carbon trong nước.
- Theo Điều 5 của Nghị định 06/2022/NĐ-CP, các đối tượng phải thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm:
- Các cơ sở thuộc danh mục cần kiểm kê khí nhà kính.
- Các bộ quản lý lĩnh vực nông nghiệp, sử dụng đất, lâm nghiệp, năng lượng, quản lý chất thải.
- Các cá nhân và tổ chức không thuộc đối tượng quy định, nhưng được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Trên đây là thông tin giải đáp hiệu ứng nhà kính là gì? Các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Xem thêm các tìm kiếm liên quan:
>>> Hướng dẫn chi tiết, cụ thể, đầy đủ cách tiến hành thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền
>>> Di chúc miệng vô hiệu khi nào? Những điều cần lưu ý khi lập di chúc miệng theo quy định của pháp luật hiện hành.
>>> Phí công chứng mua bán nhà có tăng lên theo giá trị hợp đồng mua bán nhà hay không?
>>> Điều kiện để thành lập chi Đoàn là gì?
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch