Theo quy định hiện hành của pháp luật nước ta thì Công chứng viên là người hội đủ các tiêu chuẩn và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

** Cụ thể, về tiêu chuẩn, căn cứ theo Luật Công chứng 2014thì sinh viên Luật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì sẽ được xem xét, bổ nhiệm làm công chứng viên:

– Có bằng cử nhân luật;

– Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

– Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng;

– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

– Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

=> Như vậy, để sinh viên Luật có thể được bổ nhiệm làm Công chứng viên thì bạn cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nêu trên.

** Về quá trình:

– Sinh viên Luật phải thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và ra trường có bằng Cử nhân Luật, sau đó phải có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức khi có bằng Cử nhân và phải đảm bảo sức khỏe để có thể hành nghề công chứng.

– Nếu bạn hội đủ các tiêu chuẩn cơ bản trên thì bạn cần tiến hành tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp trong vòng 12 tháng để được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.

Xem thêm:  Thủ tục rút hồ sơ gốc ô tô mới nhất 2023

– Sau khi có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng thì bạn phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng trog vòng 12 tháng. Thời gian này được tính từ ngày bạn đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.

** Lưu ý: Nếu bạn không tự liên hệ được với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó thì bạn có thể đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi mình muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.

Khi hết thời gian tập sự, người tập sự hành nghề công chứng phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả tập sự có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn và xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự gửi đến Sở Tư pháp nơi mình đã đăng ký tập sự; được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.

– Cuối cùng, khi đã hội đủ các điều kiện nêu trên thì bạn làm 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp nơi người đó đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; nếu từ chối đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.

Xem thêm:  Quy trình xử lý hóa đơn khi công ty tạm ngừng kinh doanh

Sau đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên; trường hợp từ chối bổ nhiệm phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do, gửi cho Sở Tư pháp và người đề nghị bổ nhiệm.

Trên đây là nội dung giải đáp về quá trình trở thành công chứng viên của sinh viên Luật bạn nhé. Để biết thêm thông tin về vấn đề này thì bạn có thể tham khảo thêm tại Luật Công chứng 2014.

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *